30/05/2020 06:20
Ngân hàng vẫn cần thận trọng khi cho vay
Các ngân hàng cần bảo vệ chất lượng của hoạt động tín dụng cũng như giảm thiểu rủi ro khi các thực hiện cho vay quá mức.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tăng trưởng tín dụng tính đến giữa tháng 5 đạt mức 1,2%, cao hơn so với con số 0,8% tính đến giữa tháng 4. Tuy giảm nhẹ so với mức tăng trưởng tín dụng 1,4% của bốn tháng đầu năm, nhưng Công ty Chứng khoán KB Việt Nam kì vọng tăng trưởng tín dụng tính đến hết tháng 5 sẽ được cải thiện và cao hơn tháng trước, phản ánh sự phục hồi tăng trưởng tín dụng sau khi dịch COVID-19 đã được kiểm soát ở Việt Nam.
Nhiều ngân hàng đang hạ lãi suất cho vay để kích thích nền kinh tế. |
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng so với đầu năm trong năm 2020 đang ghi nhận mức lần lượt là 0,1% (tháng 1), 0,2% (tháng 2), 1,3% (tháng 3) và 1,4% (tháng 4) so với năm 2019 là 1,9% (tháng 1), 1,1% (tháng 2), 3,1% (tháng 3), 4,5% (tháng 4) và 5,8% (tháng 5).
Với điều kiện tín dụng đang giảm chất lượng, tăng trưởng tín dụng nói chung tính đến hết quý 1/2020 đã chậm lại, giảm 0,1% tại các ngân hàng quốc doanh niêm yết lớn (Vietcombank, Vietinbank, BIDV) so với 2,9% vào năm 2019 và 1,7% tại các ngân hàng cổ phần so với 8,5% vào năm ngoái.
Trong Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra sáng ngày 9/5, Ngân hàng Nhà Nước đã thể hiện ý muốn điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng như là một phần của các biện pháp hỗ trợ kinh tế.
Đề xuất này nhằm mục đích nới rộng hạn mức tín dụng lên so với chỉ tiêu đầu năm do dịch COVID-19. Các ngân hàng đáp ứng yêu cầu của Basel II có thể được cấp thêm hai đến ba phần trăm điểm tín dụng (2%-3%) trong quý 3 cũng là mùa cao điểm cho tăng trưởng cho vay. Với những dấu hiệu sớm của sự phục hồi tăng trưởng tín dụng cộng với cơ hội mở rộng tín dụng, các ngân hàng có thể sẽ tăng tốc về lợi nhuận trong nửa cuối năm 2020.
Không chỉ lệnh cách xã hội được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, sự suy giảm chất lượng trong tín dụng cũng đóng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trong tăng trưởng tín dụng. Việc các ngân hàng mở rộng cho vay là điều kiện tiên quyết để đề xuất nới rộng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước thực sự mang lại hiệu quả.
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những biện pháp để theo dõi chặt chẽ hoạt động của ngành ngân hàng để bảo vệ chất lượng của hoạt động tín dụng cũng như giảm thiểu rủi ro khi các ngân hàng thực hiện cho vay quá mức, cụ thể thông qua tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) và tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp