Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngân hàng thừa tiền, nông dân khát vốn

Ngân hàng

12/08/2017 06:28

Mặc dù, ngân hàng đang “thừa tiền” nhưng do vướng thủ tục chứng nhận tài sản trên đất nên không ít chủ trang trại chăn nuôi tại Bắc Giang không thể tiếp cận được vốn.

Câu chuyện của ông Đồng Văn Lập, thôn Đồng Kim xã Tiên Lục huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một minh chứng cụ thể. Ông Lập đã bỏ vốn đầu tư vào trang trại 2 tỷ đồng và muốn vay thêm ngân hàng để mở rộng đầu tư sản xuất.

Dù đầu tư 2 tỷ đồng vào sản xuất và đang có nhu cầu vay ngân hàng để mở rộng trang trại nhưng đến nay ông Đồng Văn Lập vẫn không thể vay được, vì thiếu giấy chứng nhận tài sản trên đất. Ảnh: S.T

Nhưng ông chưa thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Trong khi đó, ông cũng có diện tích trang trại lên tới 20.000m2 nhưng vì nguồn gốc đất của trang trại là đất lâm nghiệp, muốn được chứng nhận trang trại phải làm thủ tục chuyển đổi thành đất trang trại, sau đó tiếp tục làm thủ tục xác nhận tài sản trên đất.

Ông đã chạy vạy tìm hiểu và làm thủ tục 3 năm nay nhưng vẫn chưa được cấp nên ông rất khó vay thêm vốn ngân hàng bắt buộc ông tìm tới nguồn vay tín dụng đen với lãi suất 1,2%/tháng.

Vướng mắc trên, có lẽ không riêng tại Bắc Giang mà là thực trạng chung của cả nước. Nguyên nhân của thực tế trên, theo ông Dương Văn Ngọc – Phó Giám đốc Agribank Bắc Giang, điểm vướng nhất để ngân hàng cho nông dân, HTX vay vốn chính là Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/6/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ TN- MT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn Bắc Giang mới chỉ có vài chục DN và cá nhân có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất.

Dù Agribank Bắc Giang đã kiến nghị tháo gỡ vướng mắc của quy định này tại Thông tư 09 với Ngân hàng Nhà nước, với đoàn đại biểu Quốc hội để đẩy mạnh tín dụng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Ngọc, muốn làm đăng ký quyền sở hữu tài sản trên đất phải có Sở TN- MT, Sở Xây dựng, chính quyền địa phương xác nhận.

Đại diện HTX Nông nghiệp Hương Sơn huyện Lạng Giang, Bắc Giang đặt câu hỏi: cùng là tài sản trên đất nhưng tại sao các DN khai thác khoáng sản được đem mỏ đi thế chấp ngân hàng, các DN công nghiệp cũng được đem tài sản, nhà xưởng ra thế chấp còn riêng với nông nghiệp tài sản trên đất lại chẳng có chút giá trị nào?

MAI THANH (Diễn Đàn Doanh Nghiệp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement