Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng vào các lĩnh vực đang sốt như đất đai, chứng khoán

Ngân hàng

14/04/2021 19:28

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu trong bối cảnh bất động sản, chứng khoán... tăng nóng, các ngân hàng cần kiểm soát chặt dòng vốn vào lĩnh vực rủi ro.

Tại Hội nghị triển khai công tác tín dụng năm 2021 của ngành Ngân hàng hôm nay, 14/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết tín dụng là một trong những lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm trong chỉ đạo điều hành. Tín dụng chính là trụ cột điều hành hàng năm, đưa ra định hướng điều chỉnh phù hợp với thực tế, phù hợp đặc thù kinh tế.

thong-doc.jpg
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng yêu cầu trong bối cảnh bất động sản, chứng khoán... tăng nóng, các ngân hàng cần kiểm soát chặt dòng vốn vào lĩnh vực rủi ro. Ảnh: SBV

Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đưa ra định hướng tăng trưởng tín dụng  là 12%. Mức tăng trưởng này hợp lý với nâng cao chất lượng tín dụng gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, nhất là các đối tượng bị ảnh đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, chỉ tiêu tăng trưởng  sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Tính đến cuối tháng 3/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 263.000 khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19, với dư nợ hơn 353.000 tỷ đồng. Có hơn 660.000 khách hàng với dư nợ trên 1,27 triệu tỷ đồng được miễn, giảm, hạ lãi suất.

Đặc biệt, các tổ chức tín dụng đã cho vay mới trên 452.000 khách hàng với lãi suất thấp hơn so với trước dịch, với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt trên 3 triệu tỷ đồng.

Đến hết quý I, tín dụng đạt trên 9,46 triệu tỷ đồng, tăng 2,93% so với cuối năm 2020.

Đối với chương trình cho vay người sử dung lao động để trả lương ngừng việc, đến 31/1/2021 (thời điểm dừng giải ngân theo quy định), Ngân hàng Nhà nước đã giải ngân cho Ngân hàng Chính sách Xã hội với tổng số tiền 42,9 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay  56 tỉnh, thành phố, với dư nợ 41,82 tỷ đồng. 

vo-quy.jpg
Dòng vốn vào các lĩnh vực rủi ro sẽ bị kiểm soát chặt. Ảnh: DN&TT 

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề nghị các đơn vị bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2021, góp phần đạt được mức tăng trưởng GDP năm 2021 là 6% theo mục tiêu Quốc hội giao, và mức Chính phủ phấn đấu là 6,5%.

Về tín dụng ngành, lĩnh vực, hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng, hoạt động bảo lãnh... Thống đốc yêu cầu các đơn vị tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định ,... phù hợp với thực tế. Các ngân hàng tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau dịch bệnh; tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, hạn chế tín dụng đen, thực hiện các chương trình tín dụng giảm nghèo bền vững…

Tại hội nghị, Thống đốc lưu ý các ngân hàng tăng trưởng tín dụng thời gian gần đây có đi vào lĩnh vực rủi ro, khi các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán đang “sốt”. Đề nghị các ngân hàng cần kiểm soát chặt tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông, chứng khoán. Tăng cường quản lý rủi ro đối với cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng.

Thống đốc yêu cầu các ngân hàng thương mại phỉa điều hành tín dụng mở rộng đi đôi với bảo đảm chất lượng tín dụng theo đúng chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, phù hợp với cơ cấu phòng ngừa rủi ro đảm bảo trong hoạt động. Đặc biệt, luôn đáp ứng việc chi trả cho người dân trong bất kỳ thời điểm nào.

"Không đánh đổi lợi nhuận với rủi ro. Rủi ro của một tổ chức tín dụng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

H.LINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement