Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngân hàng nhà nước là gì?

Cần biết

25/11/2018 17:45

Ở mỗi Quốc gia, ngân hàng nhà nước có thể có những tên gọi khác nhau xuất phát từ các yếu tố lịch sử, sở hữu, thể chế chính trị.

Chẳng hạn như, theo hình thức sở hữu, ngân hàng Nhà nước có tên gọi là Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Quốc gia (Mônđôva, Iran, Hunggari).

Theo tính chất, chức năng, ngân hàng có thể được gọi tên là ngân hàng trung ương (Liên bang Nga), ngân hàng dự trữ (Nam phi), Hệ thống dự trữ liên bang (Mỹ) hoặc có thể chỉ là những tên gọi có tính chất lịch sử và kế thừa như Ngân hàng Anh, Ngân hàng Pháp, Ngân hàng Nhật Bản…

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng Trung ương của Việt Nam trực thuộc Chính phủ Việt Nam là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam. Ảnh minh họa (nguồn internet).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng Trung ương của Việt Nam trực thuộc Chính phủ Việt Nam là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam. Ảnh minh họa (nguồn internet).

Dù tên gọi có khác nhau nhưng phương thức hoạt động tính chất, chức năng của các ngân hàng mang bản chất là ngân hàng Nhà nước hầu như giống nhau, có những điểm tương đồng và xuất phát từ những nguyên tắc tổ chức chung nhất.

Phần lớn luật về ngân hàng của các Quốc gia đều đưa ra khái niệm về ngân hàng Nhà nước hoặc thông qua những quy phạm pháp luật xác định đặc điểm, chức năng để thể hiện khái niệm về ngân hàng nhà nước.  Một cách chung nhất, ngân hàng nhà nước được hình dung như sau:

Ngân hàng Nhà nước là một cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước là một định chế hành chính thực hiện chức năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho Chính phủ và cho hệ thống các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Trung ương không lấy mục đích lợi nhuận làm hàng đầu.

Ngân hàng Trung ương là cầu nối giữa Chính phủ với nền kinh tế, giữa thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và ngoài nước, các tổ chức tài chính quốc tế.

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, khái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam được hiểu như sau:

Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đồng thời, đây còn là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng cuả các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Hoạt động ngân hàng nhà  nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước và có trụ sở chính tại thủ đô Hà nội.

Từ khái niệm trên có thể nhận thấy:

Ngân hàng Nhà nước Cơ quan quản lý nhà nước. Ngân hàng Nhà nước  là cơ quan ngang Bộ, trực thuộc Chính Phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mang hàm Bộ trưởng. 

Ngân hàng Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những qui định tại các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo các quy định pháp luật hiện hành trong Luật Tổ chức Quốc Hội và Luật Tổ chức Chính Phủ.

Ngân hàng Nhà nước  quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước sử dụng các phương thức và công cụ quản lý khi thực thi nhiệm vụ của mình.

Ngân hàng nhà nước là Ngân hàng Trung ương. Đây là điểm khác biệt giữa Ngân hàng Nhà nước với các Bộ khác trong Chính Phủ. Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn là một ngân hàng.

Ngân hàng này thực hiện một số hoạt động ngân hàng đặc biệt, gồm: hoạt động độc quyền phát hành tiền, cung ứng các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho Chính phủ và cho các tổ chức tín dụng.

Về mặt dân sự, Ngân hàng Nhà nước  là một pháp nhân. Ngân hàng Nhà nước có vốn pháp định thuộc sở hữu Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quy định mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước  phù hợp trong từng thời kỳ.

Ngân hàng Nhà nước hoạt động theo nguyên tắc, chênh lệch thu chi hàng năm của Ngân hàng Nhà nước được xác định từ nguồn thu về hoạt động nghiệp vụ ngân hàng và các nguồn thu khác, sau khi trừ chi phí hoạt động và khoản dự phòng rủi ro.

Ngân hàng Nhà nước trích từ chênh lệch thu, chi để lập quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ, số còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước. 

ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement