Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngân hàng Nhà nước chính thức siết cho vay bất động sản

Từ 1/1/ 2020, có ba lộ trình về giảm tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng theo lộ trình 3 năm.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành thông tư 22/2019/TT-NHNN siết chặt nguồn vốn cho vay đổ vào bất động sản. Thông tư 22 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thay thế Thông tư 36 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Có ba lộ trình về giảm tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng theo lộ trình 3 năm.

Cụ thể, từ ngày 1/1/ 2020 đến hết 30/9/2020 tỷ lệ này giảm từ mức 60% xuống còn 40%. Từ 1/10/2020 đến hết 30/9/2021 giảm còn 37% và từ ngày 1/1/2021 đến hết 30/9/2022 giảm còn 34%. Từ sau 1/10/2022 trở đi, tỷ lệ này được đưa về mức tối đa là 30%.

Từ ngày 1/1/2020, siết chặt nguồn tín dụng đổ vào bất động sản.
Từ ngày 1/1/2020, siết chặt nguồn tín dụng đổ vào bất động sản.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng hệ số rủi ro đối với khoản cho vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%. Khoản cho vay với mục đích gián tiếp kinh doanh bất động sản cũng áp dụng hệ số rủi ro 200%. 

Các khoản vay của khách hàng vay tiêu dùng với tổng giá trị từ 4 tỷ đồng sẽ bị áp hệ số rủi ro 120% (từ ngày 1/1/ 2020 đến hết năm 2020) sau đó sẽ nâng lên 150% kể từ đầu năm 2021.

Các khoản vay phải được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay và một số điều kiện khác mới được áp dụng hệ số rủi ro là 50%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định mới cũng được điều chỉnh là 85%. Thông tư 36 trước quy định, tỷ lệ này với ngân hàng thương mại nhà nước là 90%, ngân hàng hợp tác xã là 80%, ngân hàng thương mại cổ phần, liên doanh, 100% vốn nước ngoài là 80%, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 90%.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, thị trường bất động sản TPHCM đang vào giai đoạn vô cùng khó khăn do giao dịch ảm đạm, thủ tục pháp lý ách tắc, ngân hàng siết nguồn tín dụng. Hàng loạt dự án bất động sản rơi vào bế tắc, có dấu hiệu “chết lâm sàng”.

Ông Châu khuyến nghị doanh nghiệp bất động sản cần phải đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chuẩn bị được quỹ đất dự án, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp... để đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng các nguồn vốn khác thay thế do ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Đồng thời, các doanh nghiệp luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, giữ chữ tín, đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công, bàn giao nhà, xây dựng căn hộ thông minh, tòa nhà thông minh, hình thành không gian sống xanh, thân thiện môi trường. Coi trọng công tác hậu mãi chăm sóc khách hàng, để có thể huy động được nguồn vốn ứng trước của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản (được huy động đến 70% giá trị hợp đồng nếu chưa bàn giao nhà, được huy động đến 95% giá trị hợp đồng nếu đã bàn giao nhà).

TRÀ GIANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement