27/07/2017 02:11
Ngân hàng giảm áp lực vay vốn cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp siêu nhỏ có đặc điểm chung là quy mô nhỏ, vòng đời ngắn, khó tạo dựng niềm tin với ngân hàng. Chính sách mới ra đời giúp giải quyết lo lắng của đơn vị kinh doanh.
Với việc giảm áp lực vay vốn, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thể mạnh dạn hơn khi mở rộng kinh doanh, nâng cấp hay cải tiến hệ thống.
Vòng lặp hạn chế vay vốn
SME chiếm tỷ lệ 97% trong tổng số doanh nghiệp của Việt Nam. Nhóm doanh nghiệp này được xác định là động lực tăng trưởng, “xương sống” của nền kinh tế vì sử dụng 50% lao động và góp hơn 40% GDP. Tuy nhiên, đối tượng SME đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận các nguồn lực kinh doanh như mặt bằng sản xuất, thị trường, đặc biệt là vấn đề vốn vay.
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong số 97% doanh nghiệp SME, có đến 85-90% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Đáng nói hơn, chỉ có khoảng 40% các doanh nghiệp này tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng.
Tình hình kinh doanh có khởi sắc, nhiều ngân hàng báo lãi lớn, song tỷ lệ nợ xấu thời gian qua cũng tăng theo. Đây là một trong những lý do khiến các ngân hàng thận trọng trong việc “mở hầu bao” cho doanh nghiệp, nhất là trong phân khúc nhỏ và siêu nhỏ. Bởi lẽ, với quy mô còn nhỏ, đối tượng này chưa tạo được sự tin tưởng về năng lực vận hành, khả năng tài chính với đơn vị cấp vốn.
Anh Vũ Huy Cường, chủ sở hữu 2 cửa hàng bánh tại quận Cầu Giấy và Ba Đình (Hà Nội) cho biết: “Sau hơn 2 năm kinh doanh, số lượng khách hàng ngày một tăng lên, tôi dự định mở rộng quy mô cửa hàng đến các tỉnh lân cận nhưng lại gặp trở ngại về vấn đề vay vốn”.
Cứ như vậy, doanh nghiệp không thể tìm được lối thoát trong vòng luẩn quẩn: muốn mở rộng thì cần vốn nhưng muốn vay vốn thì lại khó khăn vì quy mô nhỏ.
Ngân hàng nới lỏng điều kiện
Trên thực tế, chủ sở hữu doanh nghiệp siêu nhỏ thường có xu hướng vay tín dụng cá nhân để phục vụ mục đích kinh doanh. Với cách này, “cửa” cho các doanh nghiệp sẽ rộng hơn bởi ngân hàng không quá khắt khe về hồ sơ, thủ tục.
Song điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chịu thiệt thòi khi khoản vay này không được tính vào chi phí vận hành, không được khấu trừ thuế thu nhập do vay dưới danh nghĩa cá nhân.
Cho đến nay, một số ngân hàng dường như thấu hiểu hơn nỗi khổ của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên đã “mở hầu bao” bằng cách đưa ra các gói ưu đãi tín dụng dành riêng cho đối tượng này.
Đơn cử như gói “Linh hoạt cấp vốn - Đột phá tăng trưởng” của PVcomBank triển khai từ đầu năm. Lãnh đạo PVcomBank cho biết: “Với tổng hạn mức gói lên đến 1.500 tỷ đồng, các doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi lãi suất vay vốn từ 7,5%/năm.
Đặc biệt, bên cạnh hình thức thế chấp phổ biến là tài sản của chủ doanh nghiệp hay những cá nhân góp vốn, PVcomBank còn cho phép thế chấp tài sản một cách linh hoạt từ người thân của họ với các loại tài sản khác nhau như bất động sản, sổ tiết kiệm, ôtô”.
Đặc biệt, các doanh nghiệp siêu nhỏ thuộc diện khởi nghiệp thường khó đáp ứng các điều kiện vay vốn của các ngân hàng. Với riêng đối tượng này, PVcomBank sẽ xem xét duyệt gói vay ưu đãi lãi suất nếu có thời gian hoạt động chỉ từ 6 tháng trên nền tảng phát triển từ hộ kinh doanh.
Ngân hàng còn chủ động hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn các gói ưu đãi vay khác nhau tùy theo nhu cầu, đặc điểm hoạt động ngành nghề nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Chưa kể, nhà băng này cũng thường xuyên áp dụng các điều kiện linh hoạt, giảm thủ tục hồ sơ, thực hiện giải ngân nhanh cùng các chương trình hỗ trợ vốn, ưu đãi phí dịch vụ.
Bên cạnh việc vay vốn dễ hơn, giới chuyên gia cũng khuyến cáo doanh nghiệp cần cẩn trọng hơn trong việc điều phối, vận hành cũng như đảm bảo duy trì tài chính để có thể giữ khả năng chi trả tốt khoản nợ đã vay. Đó cũng là một cách để doanh nghiệp siêu nhỏ gây được thiện cảm hơn nữa với ngân hàng.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp