Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngân hàng đua nhau thu giữ tài sản thế chấp để siết nợ doanh nghiệp

Ngân hàng

18/11/2017 07:46

Nghị quyết 42 của Quốc hội cho phép ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo mà không cần phải qua Tòa án nên các nhà băng đã thu giữ nhiều tài sản đảm bảo của khách vay.

Ngân hàng NCB vừa ra thông báo thu giữ tài sản đảm bảo của Công ty Cổ phần Xây dựng Sài Gòn Phố đang thế chấp tại NCB.

Tài sản thu giữ là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại thửa đất số 45, tờ bản đồ số 194, diện tích 134 m2 tại địa chỉ 338/18 Thoại Ngọc Hầu, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM.

Hồi giữa tháng 9, NCB cũng tiến hành bán đấu giá tài sản thế chấp là lô đất 2.100 m2 tại khu phố Hòa Lân 1, phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương với giá khởi điểm hơn 11,6 tỉ đồng.

Tương tự, Agribank đã tổ chức bán đấu giá toàn bộ tài sản và quyền sử dụng đất của dự án V-Ikon với mức khởi điểm 319,5 tỉ đồng. Dự án này được xây dựng trên khu đất 1.106 m2, quy mô 4 tầng hầm và 26 tầng cao, tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM do Công ty Việt Thuận Thành làm chủ đầu tư.

Việc thu giữ dự ánSài Gòn M&C đã mở đầu cho trào lưu siết nợ doanh nghiệp bất động sản của ngân hàng.

Tương tự, Techcombank cũng đã thu giữ tài sản đảm bảo của 11 khách hàng là các tổ chức và cá nhân do vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký. Từ cuối tháng 8 đến nay, Techcombank thông báo thu giữ gần 40 tài sản đảm bảo là bất động sản và xe của cá nhân và tổ chức.

Việc các ngân hàng đua nhau siết nợ là dựa theo Nghị quyết 42, được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 8 để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn pháp lý hiện hành liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ của tổ chức tín dụng.

Có 6 ngân hàng là ACB, BIDV, Vietinbank, Sacombank, Agribank và Techcombank được Ngân hàng Nhà nước chọn thí điểm xử lý nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết 42. Mở đầu cho làn sóng thu giữ nợ xấu của các ngân hàng là động thái của VAMC thu giữ dự án cao ốc Sài Gòn M&C trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.HCM vào cuối tháng 8.

VAMC đã ký hợp đồng mua nợ với một số ngân hàng đối với khoản nợ của Công ty Sài Gòn One Tower, Công ty Liên Phát, Công ty Minh Quân, Công ty Superdeck M&C với tổng dư nợ gốc và lãi hơn 7.000 tỉ đồng mà các công ty này đã vay từ nhiều nhà băng để đầu tư vào dự án.

Nhìn nhận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Nghị quyết 42 của Quốc hội cho phép ngân hàng được thu giữ tài sản đảm bảo mà không cần phải qua Tòa án. Do đó sẽ tạo ra sự thuận lợi cho ngân hàng để họ nhanh chóng thu hồi lại nợ và giải quyết vấn đề nợ xấu.

Đứng ở góc độ khách hàng, ông Hiếu cho rằng cần phải có giải pháp xử lý dung hoà quyền lợi giữa ngân hàng với người bị thu giữ tài sản, tránh để xảy ra tình trạng đòi nợ theo kiểu xã hội đen.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM khẳng định, quyền lợi của người mua nhà sẽ không bị ảnh hưởng khi ngân hàng phát mãi tài sản đảm bảo và đem đi đấu giá. Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu của Quốc hội có quy định rõ, khi bán đấu giá tài sản phải đảm bảo quyền lợi của người mua nhà.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, các ngân hàng mạnh tay xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 nhưng tài sản thế chấp không xấu. Hiện tại, khoảng 70% nợ xấu được đảm bảo bằng bất động sản với hai nhóm. Nhóm thứ nhất phổ biến hơn là tài sản của những doanh nghiệp bình thường, không phải là công ty sân sau của các ngân hàng.

Nhóm này có tài sản trị giá 100 tỉ đồng nhưng ngân hàng chỉ đinh giá 60-70 tỉ đồng rồi chỉ cho vay từ 60-79% giá trị định giá. Như vậy, tài sản thế chấp đó chỉ được vay khoảng 49 tỉ nên tài sản thế chấp không xấu, chưa kể bất động sản tăng giá trị theo thời gian.

Ông Châu cho biết thêm, theo quy định tại điều 8 Nghị quyết 42, nếu ngân hàng chuyển nhượng lại dự án cho chủ đầu tư mới thì bên nhận chuyển nhượng dự án phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Đồng thời kế thừa các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án và tiến hành các thủ tục để tiếp tục thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng. Vì vậy, kể cả khi dự án bị ngân hàng thu nợ thì quyền lợi của khách hàng mua dự án vẫn được luật pháp bảo vệ.

Việc hàng loạt doanh nghiệp, nhất là ở lĩnh vực bất động sản bị ngân hàng siết nợ đã đặt ra vấn đề, phải chăng công ty địa ốc mất cân đối tài chính xuất phát từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn?

Trên thực tế, phần lớn các dự án bất động sản tại TP.HCM đều phụ thuộc vào ngân hàng. Khi bị cắt nguồn cung vốn, thị trường này bị tê liệt. Hiện tại, tổng nợ cho vay bất động sản tại TP.HCM là 85.000 tỉ đồng, chiếm 58% tổng dư nợ cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản cả nước.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement