Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngân hàng, doanh nghiệp đua nhau triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Ngân hàng

18/03/2018 09:36

Để việc thanh toán không dùng tiền mặt được phổ biến, cần hướng vào 4 nhóm đối tượng là giới trẻ, hệ thống siêu thị, nhà hàng, bệnh viện lớn…

Đa dạng dịch vụ

Theo Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến cuối năm 2020 tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã triển khai việc trả phí qua các ngân hàng. Nếu như trước đây, những nhân viên ngành điện, nước phải đi gõ cửa từng nhà thu tiền hàng tháng thì nay, các chi phí sinh hoạt ấy đều được thanh toán qua ngân hàng hoặc các tổ chức trung gian.

Khách hàng cũng Không quá khó để sử dụng dịch vụ này khi nhiều ngân hàng như Techcombank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, SHB, LienVietPostBank... đều đang triển khai thu hộ tiền điện, nước, cước viễn thông, truyền hình, phí bảo hiểm... để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. 

Nhiều ngân hàng triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện, nước.
Nhiều ngân hàng triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện, nước.

Theo đại diện Vietcombank, chỉ riêng dịch vụ thanh toán tiền điện, ngân hàng đã triển khai đồng bộ khắp cả nước trên cơ sở hợp tác với hơn 100 công ty điện lực địa phương. Trong tháng đầu năm 2018, Vietcombank đã mở rộng hợp tác với 3 công ty cổ phần cấp nước ở Đà Nẵng, Đồng Nai và Cần Thơ. Hợp tác thanh toán học phí với trường Đại học Tài nguyên Môi trường và mở rộng dịch vụ thu hộ tại Công ty Việt Phú. 

Còn VPBank đã ký thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế triển khai thu hộ ngân sách Nhà nước, bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử.

Đầu năm 2018, VPBank triển khai thêm tính năng chuyển khoản theo lô và chuyển khoản định kỳ đối với dịch vụ ngân hàng điện tử. Cụ thể, với tính năng chuyển khoản theo lô, khách hàng có thể tiết kiệm tối đa thời gian khi thực hiện lệnh chuyển khoản lên đến 50 người thụ hưởng cùng một lúc, tại bất kỳ ngân hàng nào chỉ bằng một lần nhấp chuột thay vì phải thực hiện từng lệnh chuyển tiền.

Còn với tính năng chuyển khoản định kỳ của dịch vụ ngân hàng điện tử, VPBank giúp khách hàng dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán một cách nhanh chóng, theo kế hoạch chi tiêu mà không cần đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ.

Như vậy, thay vì phải thực hiện các giao dịch giống nhau hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng, khách hàng có thể đặt lệnh chuyển khoản định kỳ theo lịch trình đặt trước. Đến ngày thanh toán theo lịch đã hẹn, các giao dịch sẽ được thực hiện đúng với số tiền và thông tin chi tiết mà khách hàng đã đặt trong lệnh chuyển khoản.

Trong khi đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã áp dụng thanh toán bằng thẻ nội địa Flexicard tại các chuỗi cửa hàng xăng dầu. Ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng Giám đốc Petrolimex cho rằng, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt giúp tiết giảm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp. Từ chi phí tiết giảm đó, doanh nghiệp có thể quay trở lại hỗ trợ cho khách hàng bằng các chương trình khuyến mại...

Tương tự, UBND TP.HCM có chủ trương ủng hộ Vietinbank triển khai thí điểm các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố. Bước đầu ngân hàng này sẽ khảo sát, lập kế hoạch kết nối hệ thống hành chính công trực tuyến của thành phố với hệ thống thanh toán của Vietinbank.

Thực hiện thanh toán trực tuyến thu hộ phí, lệ phí hành chính công trực tuyến tại Sở Y tế, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Giáo dục Đào tạo, Cục Hải quan, Cục Thuế TP.HCM. Sau đó, tiếp tục áp dụng tại các đơn vị khác như hệ thống cửa hàng SatraMart, SaigonCoop và 3 chợ đầu mối là Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn.

Tất cả đều lợi

Hưởng lợi từ tiện ích thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt của ngân hàng phối hợp với Tổng công ty Điện TP.HCM, nhiều gia đình ở Sài Gòn đã không phải thấp thỏm chờ nhân viên đến thu tiền điện như trước. Nhờ đó, họ không lo bị cắt điện tạm thời mỗi khi trả chậm tiền điện sau 15 ngày thông báo. 

Thực tế cho thấy, khách hàng không phải là đối tượng duy nhất được hưởng lợi trực tiếp từ việc thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mà ngay bản thân các doanh nghiệp thực hiện cũng thu về nhiều giá trị to lớn. 

Nên có hình thức khuyến mãi, tích điểm để khuyến khích người dân thanh toán bằng thẻ.
Nên có hình thức khuyến mãi, tích điểm để khuyến khích người dân thanh toán bằng thẻ.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), những nhân viên thu tiền điện tại nhà trước đây, nay sẽ được đào tạo, nâng cao năng lực và tăng cường sang bộ phận khác như tư vấn, chăm sóc khách hàng... theo định hướng của EVN về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động.

Chuyên gia ngân hàng Bùi Quang Tín cho rằng, không thể phủ nhận những lợi ích to lớn của việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng tiền mặt ăn sâu từ lâu kết hợp với tâm lí lo sợ rủi ro khi giao dịch điện tử, kèm mạng lưới chấp nhận thanh toán qua thẻ còn chưa đủ... đang là những rào cản lớn khiến loại hình thanh toán này chưa thể phát triển như kỳ vọng. 

Theo bà Nguyễn Hồng Vân, Trưởng Tiểu ban Chính sách Hội thẻ Việt Nam (VBCA), Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước cần hỗ trợ trong việc định hướng nền kinh tế hướng tới việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Đồng thời, xây dựng một cơ sở hạ tầng tiện lợi, an toàn, nhanh chóng cho người dùng cũng là một giải pháp quan trọng. Bởi thực tế ở Việt Nam, việc phát triển phương tiện thanh toán vẫn chủ yếu tập trung ở thành phố, còn ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, việc thanh toán bằng thẻ hay ngân hàng điện tử còn rất hạn chế. 

Bà Vân cũng cho rằng, cần đẩy mạnh truyền thông để người dân thấy được tiện ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao hiểu biết của người dùng về giao dịch an toàn với thẻ và ngân hàng điện.

Chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng, trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cho rằng, để việc thanh toán không dùng tiền mặt được phổ biến, các ngân hàng và doanh nghiệp cần hướng vào 4 nhóm đối tượng là giới trẻ, hệ thống siêu thị, nhà hàng, cơ sở dịch vụ có khách quốc tế, hệ thống bệnh viện lớn, chi trả nhiên liệu, chi phí tham gia giao thông…

Ông Hoàng cho rằng, thời gian đầu áp dụng sẽ có chút khó khăn do người dân chưa quen nhưng dần dần sẽ hình thành nên thói quen tiêu dùng mới. Để khuyến khích người dân, sau khi khách hàng dùng thẻ thanh toán chi trả, cần cộng điểm trên thẻ để khuyến khích. Điều này được nhiều quốc gia phát triển đang áp dụng tích lũy điểm cộng thưởng bằng tiền.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2017, các ngân hàng phát hành 132 triệu thẻ. Số lượng giao dịch qua máy ATM hơn 206 triệu giao dịch với giá trị 563.196 tỉ đồng, giao dịch qua máy chấp nhận thẻ như POS, EDC... là 43,53 triệu giao dịch với giá trị 95.054 tỉ đồng. 

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế có xu hướng giảm dần, từ 19,02% năm 2005 xuống 14,02% năm 2010 và đến thời điểm 31/12/2017 là 11,08%.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement