Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngân hàng ACB sẽ phát hành 374 triệu cổ phiếu, tăng vốn lên 16.627 tỷ đồng

Ngân hàng

09/04/2019 12:16

ACB sẽ chia cổ tức 30% bằng cổ phiếu cho năm 2018. Theo đó, vốn điều lệ ACB sẽ tăng từ 12.886 tỷ lên tối đa 16.627 tỷ đồng.

Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa công bố tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên năm 2019, dự kiến diễn ra vào ngày 23/4. Tại đại hội, ACB sẽ lấy ý kiến về chỉ tiêu kinh doanh năm 2019 với kế hoạch tổng tài sản tăng 15%, tín dụng tăng 13%, tiền gửi khách hàng tăng 15%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế khoảng 7.279 tỷ đồng.

Ngoài ra, ACB cũng xin ý kiến cổ đông chia cổ tức 30% bằng cổ phiếu cho năm 2018. Theo đó, vốn điều lệ ACB sẽ tăng từ 12.886 tỷ lên tối đa 16.627 tỷ đồng, tương ứng với phát hành tối đa 374 triệu cổ phiếu.

Nguồn vốn phát hành là từ lợi nhuận chưa phân phối có thể sử dụng chia cổ tức với số dư 4.339 tỷ đồng. Thời điểm phát hành dự kiến trong năm 2019 sau khi hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật.

Số tiền thu được từ phát hành cổ phiếu là 3.741 tỷ đồng sẽ được dùng để tăng vốn cho hoạt động tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động, bổ sung nguồn vốn trung dài hạn (2.035 tỷ đồng), mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản dở dang, mua sắm công cụ cho ACB và các chi nhánh, các dự án trong năm 2019 (1.706 tỷ đồng).

Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của ACB dự kiến diễn ra vào ngày 23/4.
Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của ACB dự kiến diễn ra vào ngày 23/4.

ACB cũng sẽ đọc tờ trình xin ý kiến cổ đông biểu quyết việc ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định các vấn đề liên quan đến việc bán cổ phiếu quỹ, bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung như phương án bán một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu quỹ và phương án sử dụng vốn, xin chấp thuận và đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước, quyết định giá bán, thời điểm thực hiện, chỉnh sửa phương án nếu cần thiết, nội dung hợp đồng, thỏa thuận ký kết với các đối tác…

Hiện tại, ACB có 41,4 triệu cổ phiếu và số cổ phiếu đang lưu hành là gần 1,25 tỷ cổ phiếu. Năm 2019, ACB dự kiến bán tối đa hơn 6,22 triệu cổ phiếu quỹ cho người lao động. Giá chào bán là 16.072 đồng, tương đương với số tiền thu về 100 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong năm 2019. Số tiền thu về sẽ dùng tăng vốn cho hoạt động kinh doanh.

Trong năm 2018, ACB đạt lợi nhuận cao gấp 2,4 lần năm trước, đạt gần 6.400 tỷ đồng, vượt qua kỷ lục 4.022 tỷ đồng năm 2011. Tăng trưởng của ACB đến từ thu nhập hoạt động khác cao gấp đôi, lên 1.815 tỷ đồng.

Nguồn thu này một phần đến từ hoạt động thu hồi các khoản nợ đã được xử lý và đóng góp mức thu nhập lớn thứ hai, chỉ sau thu nhập lãi thuần. Thu nhập từ tín dụng cả năm 2018 vượt trên 10.000 tỷ đồng, tăng 23% so với năm trước. Thu nhập dịch vụ cũng tăng 26%.

Lợi nhuận của ACB lớn nhưng vẫn để lại nhiều vết gợn khi nợ xấu tăng mạnh. Cụ thể, nếu không tính đến hơn 1.953 tỷ đồng cho vay khách hàng của ACBS, nợ xấu của ACB trong năm 2018 tăng 21% so với năm trước, trong khi nợ nghi ngờ giảm 47% thì nợ có khả năng mất vốn tăng đến 48%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng lên mức 0,73% so với 0,71% cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2018, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương hơn 11.905 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ dương gần 4.886 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là do thu nhập lãi tăng, tiền thu các khoản nợ đã được xử lý xóa, bù đắp bằng nguồn rủi ro, giảm các khoản về kinh doanh chứng khoán...

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư chỉ còn âm hơn 274 tỷ đồng do giảm mua sắm tài sản cố định. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 933 tỷ đồng trong khi cùng kỳ âm 130 tỷ đồng do tiền chi 3.000 tỷ đồng và thu 2.167 tỷ đồng thanh toán giấy tờ có giá dài hạn đủ điều kiện tính vào vốn tự có và các khoản vay dài hạn khác.

Đến cuối năm 2018, tổng tài sản của ACB tăng 16% lên 329.333 tỷ đồng. Tăng trưởng cho vay và huy động khách hàng đạt lần lượt 11,85% và 16,41%. Tỷ lệ nợ xấu nhích nhẹ từ 0,71% lên 0,73% nhưng vẫn ở mức dưới 1%.

Ngoài huy động vốn dân cư, ACB còn tăng huy động trên thị trường liên ngân hàng và phát hành trái phiếu, nhất là kỳ hạn 3 năm (2.200 tỷ đồng) và 10 năm (2.200 tỷ đồng). Vốn tự có của ngân hàng so với cuối năm trước cũng tăng 31,1% lên 21.017 tỷ đồng nhờ gia tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

TUYẾT HƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement