Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngắm những trái bóng World Cup từ năm 1930 đến nay

Ảnh

11/06/2018 15:42

21 mùa World Cup đã trôi qua, đã có 21 trái bóng được sản xuất đặc biệt cho mỗi vòng chung kết.

Giải vô địch bóng đá thế giới FIFA World Cup luôn là sự kiện bóng đá lớn nhất thế giới. Giải là nơi góp mặt của những đội tuyển quốc gia hùng mạnh nhất và những cầu thủ xuất sắc nhất hành tinh.

Được tổ chức từ năm 1930, mỗi 4 năm một lần, gián đoạn 2 năm 1942 và 1946 do Chiến tranh thế giới thứ hai, World Cup tính tới năm nay 2018, đã có 21 mùa. Mỗi mùa World Cup, một trái bóng đặc biệt được tạo ra để dành riêng cho đại tiệc bóng đá này.

Năm 1930, trái bóng mang tên T-Model, dựa trên những mảnh ghép bằng da có hình chữ T. Ở bức ảnh dưới, ông Sepp Blatter đang cầm quả bóng sử dụng trại World Cup 1930.

Ông Sepp Blatter đang cầm quả bóng được sử dụng tại World Cup 1930.
Ông Sepp Blatter đang cầm quả bóng được sử dụng tại World Cup 1930.

Năm 1934, quả bóng được mang tên Federale 102. World Cup được tổ chức tại Ý và nhà lãnh đạo Mussolini yêu cầu quả bóng phải được tạo ra ở nước Ý.

World Cup 1934 được tổ chức tại Ý.
World Cup 1934 được tổ chức tại Ý.

Năm 1938, quả bóng World Cup mang tên Allen, được sản xuất tại Pháp. Tuy nhiên ở mùa World Cup này, những quả bóng khác cũng được đưa vào sử dụng.

World Cup 1938
World Cup 1938

Năm 1950, World Cup trở lại với trái bóng mang tên Superball Duplo T. Đây là quả bóng đã chứng kiến Uruguay hạ gục chủ nhà Brazil trong trận chung kết, dưới sự chứng kiến của gần 200.000 cổ động viên ở sân vận động "thánh địa" Maracana, Rio de Janeiro.

World Cup 1950 đã chứng kiến Uruguay hạ gục chủ nhà Brazil trong trận chung kết.
World Cup 1950 đã chứng kiến Uruguay hạ gục chủ nhà Brazil trong trận chung kết.

Năm 1954, quả bóng mang tên Swiss World Champion, nổi bật với đường zigzag bên trên khiến nó có hình dáng khá độc đáo.

Quả bóng Swiss World Champion tại World Cup 1954
Quả bóng Swiss World Champion tại World Cup 1954

World Cup năm 1958, quả bóng chính thức mang tên Top Star, được sản xuất bởi một công ty Thụy Điển. Quả bóng nổi tiếng bởi khả năng chống nước trên bề mặt của nó.

World Cup 1958
World Cup 1958

Năm 1962, quả bóng mang tên Crack Top Star, nổi bật với những mảnh ghép da không theo quy luật trước đây, với những hình dáng độc đáo và khác lạ.

Quả bóng Crack Top Star được sử dụng World Cup 1962
Quả bóng Crack Top Star được sử dụng World Cup 1962

Năm 1966, World Cup sử dụng quả bóng mang tên Slazenger Challenge 4-Star. Đây là quả bóng được sản xuất bởi Slazenger, một công ty Anh có nhiệm vụ tạo ra quả bóng trong giải đấu được tổ chức tại nước Anh. Quả bóng sử dụng 25 mảnh ghép, trên thân bóng không có bất kỳ dấu hiệu hay thương hiệu nào.

Quả bóng Slazenger Challenge 4-Star tại World Cup 1966
Quả bóng Slazenger Challenge 4-Star tại World Cup 1966

1970 là năm đầu tiên Adidas Telstar xuất hiện. Telstar chính là nhãn hiệu cũng sử dụng trong World Cup 2018 tổ chức vào năm nay. Quả bóng Adidas Telstar mang hình dáng quả bóng truyền thống, với 2 màu đen và trắng, rất dễ quan sát trên ti vi đen trắng vào lúc đó. Nó được tạo ra từ 20 mảnh lục giác trắng và 12 mảnh ngũ giác màu đen.

Quả bóng Adidas Telstar tại World Cup 1970 rất dễ quan sát trên ti vi đen trắng.
Quả bóng Adidas Telstar tại World Cup 1970 rất dễ quan sát trên ti vi đen trắng.

World Cup 1974 tiếp tục với quả bóng được thiết kế bởi Adidas Telstar, với phiên bản Durlast. Dựa vào thành công của trái bóng năm 1970, Adidas gần như không phải thay đổi nhiều trên quả bóng Telstar Durlast. Sự khác biệt nằm ở một chút lớp phủ trên quả bóng, giúp Durlast tăng khả năng chống nước mà thôi.

Quả bóng Durlast được sử dụng tại World Cup 1974
Quả bóng Durlast được sử dụng tại World Cup 1974

Năm 1978, Adidas đã mang tới World Cup quả bóng mang tên Tango. Cái tên Tango có ngụ ý nhắc tới Argentina, nước chủ nhà của World Cup năm đó. Vẫn với những mảnh ghép lục giác và ngũ giác, Adidas Tango chỉ thay đổi ở phần họa tiết in trên trái bóng.

World Cup 1978 với quả bóng Adidas Tango
World Cup 1978 với quả bóng Adidas Tango

World Cup năm 1982 được tổ chức tại Tây Ban Nha, với sự xuất hiện của quả bóng mang tên Adidas Tango Espana. Dù vẫn là Tango của Adidas, nhưng đây là một quả bóng mang tính cách mạng, khi nó sử dụng vật liệu da kết hợp với da nhân tạo để giúp trái bóng chống nước hiệu quả hơn. Đây cũng là quả bóng làm bằng da cuối cùng được sử dụng trong các kỳ World Cup.

Quả Adidas Tango Espana được sử dụng chính thức tại World Cup 1982
Quả Adidas Tango Espana được sử dụng chính thức tại World Cup 1982

Năm 1986, World Cup với quả bóng mang tên Adidas Azteca. Đây là quả bóng đầu tiên sử dụng chất liệu hoàn toàn từ da nhân tạo.

World Cup 1986 với quả bóng Adidas Azteca sử dụng chất liệu hoàn toàn từ da nhân tạo
World Cup 1986 với quả bóng Adidas Azteca sử dụng chất liệu hoàn toàn từ da nhân tạo

World Cup năm 1990, vẫn là Adidas với quả bóng Etruscan Unico, với biểu tượng đầu sư tử Etruscan ở mỗi mặt quả bóng.

Quả bóng Etruscan Unico tại World Cup 1990
Quả bóng Etruscan Unico tại World Cup 1990

World Cup năm 1994, quả bóng Questa, có ý nghĩa là "đuổi theo ngôi sao", vẫn được tạo ra bởi Adidas. Nó được làm từ 5 vật liệu khác nhau, phủ ngoài một lớp polystylene giúp chống nước tốt hơn.

World Cup 1994 sử dụng quả bó quả bóng Questa
World Cup 1994 sử dụng quả bó quả bóng Questa

Năm 1998, World Cup tại Pháp sử dụng quả bóng có họa tiết màu xanh trong trận chung kết Pháp đối đầu Brazil. Màu này chính là màu biểu tượng của nước Pháp và đội bóng đá Pháp. Quả bóng mang tên Tricolore, vẫn là của Adidas.

Quả bóng Tricolore tại World Cup 1998
Quả bóng Tricolore tại World Cup 1998

Năm 2002, quả bóng mang tên Adidas Fevernova. Không giống bất kỳ quả bóng World Cup nào trước đây, nó sử dụng màu sắc và thiết kế đặc biệt, được tính toán để tăng độ chính xác của những cú sút hay đường chuyền. Tuy nhiên nó nhận nhiều chỉ trích vì bị cho rằng trọng lượng quá nhẹ.

Quả bóng Fevernova được sử dụng tại World Cup 2002
Quả bóng Fevernova được sử dụng tại World Cup 2002

Năm 2006, Adidas Teamgeist là quả bóng được chọn trong các trận đấu World Cup, riêng trận chung kết sử dụng một quả bóng khác là Adidas Teamgeist Berlin. Về cơ bản nó có thiết kế giống với quả bóng Teamgeist bản tiêu chuẩn, nhưng có màu vàng của cup vô địch và in sẵn tên hai nước tham dự trận chung kết năm đó, Pháp và Ý.

Quả bóng Teamgeist tại World Cup 2006
Quả bóng Teamgeist tại World Cup 2006

Năm 2010, quả bóng đặc biệt cho trận chung kết World Cup tiếp tục được thực hiện. Quả bóng Adidas Jabulani trong tiếng Zulu có nghĩa là "ăn mừng".

Quả bóng bị cho rằng rất khó đoán hướng đi khi ở trên không, vì những họa tiết bên trên nó. Trận chung kết giữa Hà Lan và Tây Ban Nha sử dụng quả bóng Jo'bulani, là tên trước đây của Johannesburg, thành phố lớn nhất Nam Phi, quốc gia đăng cai World Cup 2010.

World Cup 2010 với quả bóng Jabulani
World Cup 2010 với quả bóng Jabulani

Năm 2014, quả bóng mang tên Adidas Brazuca, dựa trên phong cách sống của Brazil, quốc gia đăng cai World Cup năm đó. Quả bóng này được thử nghiệm tới 2 năm rưỡi, kỷ lục sản xuất bóng của Adidas.

World Cup 2014 với  quả bóng Brazuca
World Cup 2014 với  quả bóng Brazuca

Năm 2018 World Cup được tổ chức tại Nga, quả bóng không mang tên hay chịu ảnh hưởng bởi quốc gia đăng cai. Đó là quả bóng Adidas Telstar 18. Theo đó, số 18 là năm diễn ra World Cup.

Đây là quả bóng có thiết kế đặc biệt với 6 mảnh ghép, họa tiết 8-bit cổ điển và màu cổ điển đen - trắng. Đáng chú ý, nó có gắn chip NFC để dễ dàng theo dõi vị trí của bóng trên sân, cùng với vị trí 22 cầu thủ.

World Cup 2018 với quả bóng Adidas Telstar 18 có gắn chip NFC
World Cup 2018 với quả bóng Adidas Telstar 18 có gắn chip NFC


TÔ TÙNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement