Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nếu phương Tây làm điều này, chiến tranh Nga - Ukraina sẽ kết thúc trong vòng hai tháng tới

Kinh tế thế giới

11/04/2022 13:06

Cựu trợ lý của Tổng thống Putin nhận định, Nga có thể phải ngừng cuộc chiến ở Ukraina trong vòng một hoặc hai tháng tới nếu phương Tây áp dụng lệnh cấm vận hoàn toàn đối với năng lượng của nước này.

Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Talking Business, được công bố hôm Chủ nhật, ông Andrei Illarionov, người đã cố vấn cho ông Putin từ năm 2000 đến 2005, nói rằng Tổng thống có thể yên tâm bởi doanh thu xuất khẩu năng lượng liên tục ổn định, cho phép ông tiếp tục cuộc chiến ở Ukraina.

Illarionov nói rằng nếu các nước phương Tây thực hiện "một lệnh cấm vận thực sự đối với xuất khẩu dầu và khí đốt từ Nga" thì "trong vòng một hoặc hai tháng tới, các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraina có thể sẽ chấm dứt". Ông nói thêm: "Đó là một trong những công cụ rất hữu hiệu mà các nước phương Tây vẫn sở hữu".

Nền kinh tế Nga được dự báo sẽ giảm tới 15% trong năm nay sau khi các quốc gia phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng và các công ty rút khỏi đất nước sau cuộc tấn công Ukraina.

cdgtni64u5nqndhj57xkxyoc2e.jpg
Mọi người đi ngang qua trụ sở Ngân hàng Trung ương ở Moscow, Nga ngày 11/2/2019. Ảnh: REUTERS 

Illarionov dự đoán, Nga sẽ không bị tàn phá hoàn toàn về kinh tế nhờ vào sức mạnh xuất khẩu - đặc biệt là xuất khẩu năng lượng.

Xuất khẩu chiếm hơn một phần tư nền kinh tế Nga, với quốc gia này là nước xuất khẩu dầu, khí đốt, kim loại quý và ngũ cốc. Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính, Nga chiếm 45% lượng khí đốt nhập khẩu của Liên minh châu Âu và khối này cho biết họ nhận phần lớn dầu từ Nga.

Illarionov nói với BBC: "Cứ hai ngày rưỡi, 1 tỷ euro lại chảy vào túi của Tổng thống Putin. Điều đó cực kỳ hữu ích để ông tiếp tục duy trì hệ thống của mình, cũng như tiếp tục tài trợ cho chiến tranh".

Illarionov nói thêm: "Một khi dòng tiền tệ này bị gián đoạn, Putin sẽ phải suy nghĩ lại về các chính sách của mình vì ông ấy sẽ không có nhiều nguồn lực để tài trợ cho những hành động gây hấn hơn nữa".

Các nước EU đã cam kết cắt giảm năng lượng của Nga và Mỹ đã hứa sẽ xuất khẩu nhiều khí đốt tự nhiên hóa lỏng hơn cho các thành viên của khối này. Tuy nhiên, giá dầu và khí đốt tự nhiên tăng cao đồng nghĩa với việc thu nhập từ xuất khẩu năng lượng của Nga có thể tăng hơn 1/3 vào năm 2022 so với năm 2021, theo Bloomberg Economics.

Nga tăng quỹ chi tiêu khẩn cấp thêm 3,5 tỷ USD

Chính phủ Nga hôm Chủ nhật cho biết họ đã tăng quỹ dự trữ được sử dụng cho chi tiêu khẩn cấp lên 273,4 tỷ rúp (3,52 tỷ USD) để đảm bảo ổn định kinh tế trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Các lệnh trừng phạt đã cắt đứt Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu và các kênh cung cấp hàng hóa. Các quốc gia phương Tây cũng đang tiến gần hơn tới lệnh cấm hoàn toàn năng lượng từ Nga để tước đi nguồn thu lớn nhất của Điện Kremlin.

screen-shot-2022-04-11-at-13.38.40.png
Nếu bị cấm vận hoàn toàn về năng lượng, Nga sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Chính phủ Nga đã cam kết hỗ trợ chống khủng hoảng hơn 1.000 tỷ rúp cho các doanh nghiệp, các khoản thanh toán xã hội và cho các gia đình có trẻ em.

"Các khoản tiền và những thứ khác sẽ được sử dụng để thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo sự ổn định kinh tế trước các lệnh trừng phạt từ bên ngoài", chính phủ Nga cho biết trong một tuyên bố hôm Chủ nhật.

Quỹ dự phòng của chính phủ Nga là một tấm đệm tiền mặt được sử dụng cho các khoản chi tiêu đột xuất mà ngân sách nhà nước không dự trù. Năm ngoái, nó đã được sử dụng cho các khoản thanh toán xã hội một lần và để chống lại đại dịch.

Chính phủ cho biết nguồn chính của việc tăng quỹ dự trữ là 271,6 tỷ rúp trong doanh thu năng lượng bổ sung nhận được trong quý đầu tiên, do giá dầu và khí đốt tăng để đáp ứng sự phục hồi từ tác động của COVID-19 và xung đột Nga-Ukraina gia tăng.

Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên tiêu thụ của Liên minh châu Âu, mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế đánh giá là hơn 400 triệu USD mỗi ngày. EU nhận được 1/3 lượng dầu nhập khẩu từ Nga, khoảng 700 triệu USD mỗi ngày.

(Nguồn: Reuter/Insider)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement