10/06/2017 06:22
Nếu mẹ thường xuyên nói ‘nín đi con’, hãy thay đổi trước khi quá muộn
Nói ‘nín đi con’ là một sai lầm tai hại khi dỗ con khóc mà cứ 10 thì có đến 9 phụ huynh mắc phải.
Với trẻ em, tiếng khóc chính là cách giao tiếp cũng như thông báo cho người xung quanh về cảm xúc, sức khỏe của mình. Trẻ có thể khóc vì khó chịu, bị bệnh. Thay vì dỗ bé bằng cách nói ‘nín đi con’, ‘đừng khóc nữa con’ không hề có hiệu quả, bạn hãy tìm ra nguyên nhân vì sao bé khóc để có thể giải quyết triệt để vấn đề.
Nếu trẻ sơ sinh có thể khóc vì đói, ướt bỉm hoặc khó chịu thì trẻ lớn hơn một chút có thể khóc vì trẻ buồn phiền, mệt mỏi hoặc đơn giản là để bày tỏ cảm xúc chứ không phải là phản ứng tiêu cực. ‘Đọc vị’ tiếng khóc của bé không khó khăn như bạn vẫn nghĩ.
Với trẻ sơ sinh, khi thấy trẻ khóc mẹ hãy kiểm tra xem bỉm của bé có ướt không, lần gần nhất bé uống sữa là bao lâu, hoặc cũng có thể do bé gắt ngủ, hoặc bất an. Nếu các dấu hiện trên đều không có, mẹ nên nghĩ rằng trẻ có vấn đề sức khỏe để theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ kịp thời.
Với trẻ lớn hơn, tiếng khóc chính là cách để trẻ giải tỏa cảm xúc của mình chứ không phải do bé hư, mè nheo như cha mẹ vẫn tưởng. Nếu quát tháo trẻ, dù lúc ấy trẻ im bặt sau tiếng quát nhưng sau đó trẻ sẽ hình thành tâm lý sợ sệt, nhút nhát và không còn biểu hiện cảm xúc của mình nữa. Lâu dần, có thể gây trầm cảm hoặc tự kỷ đối với trẻ nhỏ.
Vậy nên, khi trẻ khóc thay vì quát tháo bắt trẻ nín hoặc la mắng trẻ cha mẹ nên ân cần và dịu dàng trò chuyện với con. Đừng bao giờ dại dột cấm trẻ khóc, mà hãy dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc.
Thay vì nói ‘nín đi con’, khi con khóc bố mẹ hãy nói với trẻ những điều sau:
- Không quát tháo, bắt con im lặng. Hãy từ tốn dỗ dành và hỏi trẻ vì sao trẻ khóc và lắng nghe câu chuyện của trẻ.
- Hãy hỏi trẻ: ‘con buồn à, con hãy khóc đi’ để giúp trẻ được giải phóng cảm xúc
- Nói với trẻ rằng: ‘con có muốn cho mẹ biết vì sao con buồn không, biết đâu mẹ có thể giúp con điều gì đó’
- ‘Nếu con muốn một mình thì mẹ sẽ đi chỗ khác, nhưng khi cần con cứ gọi mẹ nhé’ là câu nói thể hiện đủ sự tôn trọng bạn dành cho bé nhưng vẫn khiến bé hiểu bạn rất quan tâm bé
Thực tế, việc bạn nói gì với bé khi bé khóc không quan trọng bằng thái độ của bạn. Hãy để trẻ cảm nhận được rằng bạn luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ bé mọi lúc bé cần để bé có thể mở lòng và tâm sự với bạn. Việc làm này không chỉ giúp bé phát triển cảm xúc, tư duy ngôn ngữ mà còn khiến tình cảm mẹ con được gắn kết hơn.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp