Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nếu chi tiền có thể thành công trong bóng đá, Croatia đã không vào đến trận chung kết World Cup

Doanh nghiệp

14/07/2018 11:49

Trung Quốc là một kinh nghiệm "đau đớn" về việc cố chi tiền để đạt thành công trong bóng đá. "Đó không phải là số lượng mà là chất lượng đầu tư".

Cúp bóng đá thế giới lần này mang lại rất nhiều điều bất ngờ và thú vị. Tất cả đều hướng đến nhà vô địch vào chủ nhật cuối cùng. Đó là khi thành viên mới nhất của Liên minh châu Âu Croatia đối đầu với Pháp, một trong những quốc gia sáng lập của khối, theo CNBC.

Cho đến thời điểm hiện tại, World Cup 2018 chỉ còn 2 trận đấu nữa là kết thúc. Câu hỏi đặt ra là đội tuyển nào sẽ giành chiến thắng trong trận chung kết? Bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo và mô hình thống kê, các nhà kinh tế và phân tích thị trường đã cố gắng đưa ra các dự đoán về nhà vô dịch lần này.

Nếu chi tiền có thể thành công trong bóng đá, Croatia đã không vào đến trận chung kết World Cup

Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ, sau khi chạy mô phỏng giải đấu với 10.000 phép tính đã tìm ra nhà vô địch là đội tuyển Đức. Trong khi đó, Goldman Sachs sử dụng trí thông minh nhân tạo để dự đoán và đặt cược vào Brazil .

Kết quả cho thấy, một số tổ chức tài chính như Goldman, ING, Nomura đã dự đoán chính xác ít nhất 1 trong 2 đội bóng cuối cùng là Pháp. Nhưng không có bất kỳ nhà kinh tế nào dự đoán Croatia sẽ đi đến trận chung kết. Điều này cho thấy dự đoán nhà vô địch World Cup là điều vô cùng khó khăn.

Chuyên gia kinh tế trưởng Taimur Baig của DBS, ngân hàng có trụ sở tại Singapore, cho rằng xác suất dự đoán của các loài động vật tương đương... các nhà kinh tế. Đề cập đến "nhà tiên tri" bạch tuộc Paul, ông nói rằng: “Tại bất kỳ World Cup nào, tôi nghĩ xác suất được xác định bởi bạch tuộc so với một nhà kinh tế hay một nhà phân tích thị trường là ngang nhau”.

Các nhà kinh tế học đã dự đoán số huy chương Olympic của các quốc gia với tỷ lệ chính xác 98%, bằng cách sử dụng các yếu tố như dân số, thu nhập bình quân đầu người và hiệu suất trong quá khứ. Khi dự đoán World Cup, họ vẫn sử dụng những yếu tố này.

Tuy nhiên, xét cho cùng, các quốc gia đông dân nhất, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ đã không tham dự vòng chung kết World Cup. Và trên thực tế, Croatia – đội bất ngờ lọt vào trận chung kết World Cup 2018 - chỉ có dân số dưới 5 triệu người. Mặc dù các quốc gia giàu hơn có cơ sở hạ tầng tốt hơn, công dân giàu có với nhiều thời gian hơn để thưởng thức thể thao. Như vậy, đó không phải là chỉ báo rõ ràng để thành công.

Baig lưu ý rằng Trung Quốc là một kinh nghiệm "đau đớn" về việc cố gắng chi nhiều tiền cho tham vọng đạt được thành công trong bóng đá. “Nó không phải là số lượng mà là chất lượng đầu tư”, ông nói.

Mặc dù chi tiêu hơn 600 triệu USD đầu tư vào bóng đá từ năm 2016, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã thua Syria, một quốc gia bị chiến tranh tàn phá, không có cơ sở hạ tầng để tổ chức các giải đấu. Trận thua bẽ bàng đã khiến người hâm mộ Trung Quốc nổi giận, đến mức họ phải đổ ra đường để phản đối.

Trong 32 đội lọt vào vòng loại cuối cùng, một nửa đến từ các quốc gia có thu nhập cao, một nửa còn lại thì không. Trên thực tế, sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người rất rõ. Quốc gia giàu nhất là Đan Mạch, với tổng thu nhập bình quân đầu người 56.990 USD. Con số này gần gấp 10 lần mức 5.950 USD của quốc gia nghèo nhất là Senegal.

Hơn nữa, trong khi bóng đá chuyên nghiệp gợi lên hình ảnh của những khoản tiền chuyển nhượng khổng lồ, chẳng hạn như vụ chuyển nhượng trị giá 117 triệu USD của Cristiano Ronaldo cho Juventus, so với World Cup thì yếu tố tiền bạc khiêm tốn hơn. Theo FIFA, tổng giá trị tiền thưởng ở Word Cup 2018  là 400 triệu USD, tương đương mức bình quân 38 triệu USD cho mỗi đội.

Các quốc gia như Qatar, Bahrain vốn luôn mạnh tay chi tiền vào các vận động viên nước ngoài để tăng số lượng huy chương của họ tại Thế vận hội. Nhưng đối với bóng đá, FIFA đặt ra yêu cầu, cầu thủ tham gia phải sống tại quốc gia mình khoác áo ít nhất 5 năm. Điều đó có thể giải thích tại sao gần một nửa trong tổng số 82 cầu thủ nhập tịch ở World Cup năm nay sinh ra và lớn ở các nước châu Âu - nơi có thu nhập bình quân đầu người cao - đã chọn chơi cho các nước châu Phi kém giàu có như Morocco, Tunisia hay Senegal.

Trong khi bóng đá chuyên nghiệp liên quan nhiều đến tiền bạc thì giải World Cup lại là một điều gì đó giá trị hơn nhiều, nếu không muốn nói là vô giá.

KHÔI NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement