Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nếu cần… 1.200 cuộn giấy vệ sinh, bạn hãy thử đấu giá trực tuyến với đại sứ quán Mỹ

Doanh nghiệp

31/07/2018 14:21

Thảm cũ và dơ, máy hút bụi hư… là vài thứ trong những mặt hàng kỳ lạ các đại sứ quán Mỹ trên khắp thế giới đang rao đấu giá trực tuyến.

Những người mua hàng đấu giá có thể nghĩ rằng, đây là cơ hội để sở hữu những hiện vật gắn với một phần của lịch sử. Chẳng hạn như Đại sứ quán Mỹ tại London là một tòa nhà hiện đại được xếp hạng bảo tồn cấp II. Nơi đây từng lưu dấu một cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, được các thế hệ Tổng thống Mỹ ghé thăm mỗi dịp công du tại Anh. 

Nhưng không hoàn toàn như vậy, hàng thanh lý từ các đại sứ quán Mỹ lắm khi chỉ là... những cuộn giấy vệ sinh. Đại sứ quán Mỹ tại London hiện đang tổ chức cuộc đấu giá trực tuyến “tài sản dư thừa”. Nhưng khách hàng chỉ có thề tìm thấy một mớ hỗn độn các mặt hàng lạp xoong, như: đèn bàn, xe hơi Volvo S80, tủ sách cũ, cưa tròn, 22 ghế xếp nhựa, 5 máy hút bụi đã hư và máy photocopy bị lỗi (giá 1 bảng Anh/cái - tình trạng phế liệu). Trong đó, hữu ích nhất có lẽ là lô 1.200 cuộn giấy vệ sinh với giá khởi điểm 100 bảng Anh.

Các cuộn nhà vệ sinh cũng được đại sứ quán Mỹ đem ra đấu giá. Ảnh: Guardian
Các cuộn nhà vệ sinh cũng được đại sứ quán Mỹ đem ra đấu giá. Ảnh: Guardian

Đó vẫn chưa phải là những thứ kỳ lạ nhất được bán bởi các tòa đại sứ Mỹ. Có những cuộc đấu giá đã hoặc sắp diễn ra tại các quốc gia khác. Ví dụ như tại Armenia, có một số thảm cũ và bẩn, ghế văn phòng và một tủ lạnh hỏng.

Còn đại sứ quán Mỹ ở  Kiev, thủ đô của Ukraine, đã bán ra một số thiết bị gia dụng,1 hộp mực in máy in, máy tính và điện thoại di động cũ trong tình trạng có "các vết nứt và trầy xước". Trong khi đó, đại sứ quán Mỹ tại Tirana, Albania, muốn thanh lý vài máy phát điện. 

Riêng cuộc đấu giá của đại sứ quán Mỹ tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, đã giúp người mua sở hữu rất nhiều bộ sưu tập đồ nội thất, như bộ ghế bành màu be, ghế văn phòng... 

Danh sách còn kéo dài với việc thanh lý đồ cũ của đại sứ quán Mỹ tại những nước khác. Tại Lisbon, thủ đô của Bồ Đào Nha, đại sứ quán Mỹ dường như chủ yếu bán đấu giá đồ nội thất văn phòng. Tuy nhiên, đến nay tòa đại sứ này vẫn chưa cung cấp hình ảnh và thông tin giá cả cụ thể.

Còn tại Thụy Điển, danh mục hàng thanh lý của đại sứ quán Mỹ ở Stockholm lớn hơn, gồm rất nhiều đồ nội thất bằng gỗ màu sậm, đèn chùm - và một cỗ máy bước...

Một chiếc Volvo cũ (còn có thể sử dụng) được đại sứ quán Mỹ ở London bán đấu giá. Ảnh: Trang đấu giá của đại sứ quán Mỹ
Một chiếc Volvo cũ (còn có thể sử dụng) được đại sứ quán Mỹ ở London bán đấu giá. Ảnh: Trang đấu giá của đại sứ quán Mỹ

Tại sao họ không mang đồ đến cửa hàng từ thiện, hoặc dưa vào gian hàng miễn phí (freecycle) như mọi người thường làm? - tờ báo Anh Guardin nêu thắc mắc và tự đưa ra câu trả lời. Bởi vì Hướng dẫn đối ngoại của Mỹ quy định nếu tài sản ở nước ngoài không được trả lại cho đất nước (Mỹ), thì có thể được bán nếu mang về lợi ích cao nhất cho chính phủ Mỹ. Mỗi cent thu được sẽ chuyển vào kho bạc nhà nước.

Có lẽ, trước khi trở thành ông "trùm" của các nước tư bản giàu có như ngày nay, người Mỹ đã phải chắc chiu từng xu theo kiểu của... "trùm Sò".

KHÔI NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement