Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nên làm nhà 100 triệu tại TP.HCM như thế nào?

Dân sinh

09/02/2017 07:21

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa đã chỉ đạo Sở Xây dựng tiếp tục nghiên cứu mô hình nhà 100 triệu đồng ở Bình Dương vận dụng vào điều kiện thực tế tại TP.HCM.

Thông tin nàyđang mở ra cho người lao động thu nhập thấp tại TP.HCM nhiều hy vọng có cơ hội hữu một căn nhà cho riêng mình.

Các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, tài chính cũng bày tỏ nhiều kỳ vọng và đóng góp thêm nhiều ý tưởng để thực hiện chủ trương này.

Đấu thầu để nghiên cứu giảm giá

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp, nguyên phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, Bình Dương có những đặc thù và lợi thế riêng khác với TP.HCM như nền đất tốt dẫn đến chi phí làm nền móng giảm; diện tích đất rộng, có thể làm thấp tầng và không cần tốn chi phí cho hệ thống thang máy... Thêm nữa, Bình Dương có nguồn vật liệu xây dựng giá rẻ tại chỗ, chi phí vận chuyển thấp.

Khu nhà ở xã hội Hòa Lợi (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) về đêm nhộn nhịp người dân xuống vui chơi - Ảnh: Tiến Long

Ông Hiệp đề xuấtlãnh đạo TP nên giao cho những tổ chức, cá nhân có chuyên môn về xây dựng, kiến trúc, quy hoạch… lập ra đề án đấu thầu để nghiên cứu giảm giá thành căn hộ cho thành phố.

“Nên đặt hàng các nhà khoa học để có những nghiên cứu, kết luận và đưa ra nhiều phương án. Song song đó, chính quyền địa phương phải có những hỗ trợ về mặt đất đai như miễn tiền sử dụng đất, chi phí giải phóng mặt bằng, cung cấp hạ tầng điện, nước, làm đường, trồng cây xanh… Có như vậy mới đảm bảo được giá thành thấp nhất cho người lao động”, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp phân tích.

KTS Nguyễn Ngọc Dũng, Ủy viên BCH Hội Kiến trúc sư TP.HCM chia sẻ TP.HCM có thể học tập mô hình của Singapore để phát triển nhà ở xã hội theo hướng bền vững cho người dân, thay vì chỉ là những ngôi nhà tạm hướng đến mục tiêu 10-20 năm.

Cách đây nhiều năm, Singapore cũng tiến hành xây dựng nhà ở xã hội và cho phép người dân vay ngân hàng trả chậm trong 20 năm. Ban đầu diện tích những căn hộ này chỉ khoảng 30m2.

Qua thời gian, khi thu nhập của người dân khấm khá hơn, Singapore bắt đầu mở rộng diện tích những căn hộ này lên 70-80m2trên chính khung sườn, nền móng cũ đã được xây dựng một cách chắc chắn theo kế hoạch từ trước.

“Đây là cách làm rất tiết kiệm và hiệu quả lâu dài. Nếu xây dựng nhà ở khoàng 10, 20 năm rồi phá bỏ hoặc không đảm bảo chất lượng thì sẽ rất lãng phí, có thể khu vực đó lại thành một “khu ổ chuột” mới khi hạ tầng TP phát triển sau này. Do đó, nếu mô hình nhà ở 100 triệu đồng ở Bình Dương được nhân rộng ra các địa phương khác như TP.HCM thì có thể áp dụng cách làm này, xây dựng kế hoạch thật cụ thể, nền móng vững chắc để hướng đến tương lai mở rộng về sau”, ông Dũng chia sẻ.

Ngoài ra, theo KTS Nguyễn Ngọc Dũng, TP.HCM nên dành quỹ đất công và hạn chế tối đa những rào cản pháp lý, tạo điều kiện ban đầu phát triển những mô hình này.

Quan trọng là tạo không gian sống

Theo ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, sở dĩ Bình Dương có thể làm được, ngoài nền địa chất tốt, chi phí làm móng thấp thì còn phải tính đến yếu tố toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng của dự án bằng 0, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phần cứng như đường, hệ thống điện, nước…

Và hệ thống hạ tầng xã hội gồm trường học, bệnh viện, chợ, khu thương mại - dịch vụ - vui chơi giải trí đã được đầu tư hoàn chỉnh, không tính vào chi phí giá thành của khu nhà.

Theo ông Châu, nếu muốn phát triển những khu nhà ở giá phải chăng cho người có thu nhập thấp, TP.HCM cũng phải đi theo con đường xây dựng những thành phố vệ tinh, hạ tầng tốt, đầy đủ tiện ích và trong đó có phân khu chức năng là nhà ở cho công nhân lao động, nhà ở xã hội như cách Bình Dương xây dựng thành phố mới kết nối với các đô thị như Biên Hòa (Đồng Nai), TP.HCM…

Ông Lê Hoàng Châu đánh giá nếu so với mặt địa chất, Q. Gò Vấp, Q.12, huyện Hóc Môn, Củ Chi là những khu vực có nền địa chất tương tự Bình Dương.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải tạo được không gian sống và kết nối giao thông thuận lợi cho người dân ở những khu nhà ở xã hội này.

“Đã có những khu tái định cư không thu hút được người dân vì thiếu kết nối giao thông, thiếu không gian sống. Xây nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp phải tính đến cả việc đầu tư bổ sung kết nối hạ tầng, xây bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí, dịch vụ xã hội…" -ông Châu nhấn mạnh.

Khả thi về mặt tài chính

TS, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu phân tích nếu người lao động vay ngân hàng 70%, tức là 70 triệu đồng để mua nhà với lãi suất 6%/năm và trả trong vòng 10 năm thì số tiền phải trả là khoảng 800.000đồng/tháng - một mức chi trả nằm trong khả năng của người có thu nhập thấp.

“Một gia đình hai vợ chồng với thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng hoàn toàn có thể trả nợ được. Về mặt tài chính là khả thi, thuận lợi.

Theo VÕ HƯƠNG - AN NHIÊN (Tuổi trẻ)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement