25/11/2021 15:05
Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam được dự báo sẽ phát triển nhanh nhất Đông Nam Á trong 10 năm tới
Báo cáo này cũng dự đoán rằng, vào năm 2025, nền kinh tế internet tổng thể của Việt Nam có thể sẽ đạt giá trị khoảng 57 tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 29%.
Đến năm 2030, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến sẽ đứng thứ hai ở Đông Nam Á, đạt 220 tỷ USD về tổng giá trị hàng hóa (GMV).
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, mặc dù GMV đặt tuor du lịch, khách sạn trực tuyến đã giảm 45% trong giai đoạn 2020-21 do đại dịch Covid-19, song dự kiến, lĩnh vực này sẽ ghi nhận mức tăng 44% vào năm 2025.
Trong khi đó, lĩnh vực thương mại điện tử, vận tải, thực phẩm và truyền thông trực tuyến sẽ chứng kiến mức tăng trưởng hai con số trong GMV cùng giai đoạn. Những ngành này được dự báo sẽ có xu hướng tăng vào năm 2025.
Báo cáo cũng lưu ý rằng, kể từ đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng thông qua các ứng dụng kỹ thuật số, trong đó có đến 99% cho biết, họ có kế hoạch tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến sau COVID-19.
Việt Nam vẫn là một trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường kỹ thuật số, trong đó thương mại điện tử, fintech và Edtech là những lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất.
Thương mại điện tử - E-commerce
Đại dịch đã mở đường cho thị trường thương mại điện tử của Việt Nam, nó đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á và là thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Thái Lan.
Kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch COVID-19, nhu cầu mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam đã tăng lên chóng mặt.
Theo báo cáo, Việt Nam có hơn 70% dân số sử dụng Internet, và 50% trong số đỏ sử dụng internet như là một phương tiện mua sắm trực tuyến và 53 % đã sử dụng ví điện tử hoặc thanh toán trực tuyến.
Về phía nhà cung cấp, có đến 99% công ty chấp nhận thanh toán kỹ thuật số trong khi 72% áp dụng các giải pháp cho vay thông qua các phương tiện kỹ thuật số. Đâu là một động lực quan trọng trong nền kinh tế internet của đất nước, ngành này đã và đang có được sự hỗ trợ cũng như sự đầu tư đáng kể từ chính phủ.
Năm 2021, lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam tăng trưởng khoảng 53% và theo dự báo, lĩnh vực này sẽ đạt doanh thu khoảng 57 tỷ USD vào năm 2025, tức tăng thêm 21 tỷ USD (tương đương với 31%).
Lĩnh vực công nghệ tài chính - Fintech
Trong 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đứng thứ ba về thu hút tài trợ trong ngành công nghiệp công nghệ tài chính (fontech) với 388 triệu USD. Các công ty này chiếm 11% trong số sáu nền kinh tế lớn của ASEAN bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.
Sự gia tăng trong việc sử dụng ví điện tử, thanh toán qua điện thoại thông minh và mã QR cũng như nhu cầu mua hàng theo các hình thức như mua ngay-trả-sau,… đã góp phần giúp cho lĩnh vực fintech có cơ hội tăng trưởng. Theo thống kể, riêng lĩnh vực ví điện tử đã tăng 56% trong 9 tháng đầu năm 2021 từ 16% trong 2017.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng số giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 3,32% về số lượng và 41,37% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Thanh toán qua Internet tăng 54,13% về số lượng và 30,70% về giá trị giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Điều này đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty cung cấp ví điện tử như Momo, Shopeepay, Zalopay và VNPay.
VNPay, nhà cung cấp giải pháp thanh toán di động cho các ngân hàng và doanh nghiệp, gần đây đã nhận được 250 triệu USD tài trợ, trong khi Momo, ví điện tử lớn nhất tại Việt Nam, nhận được 100 triệu USD.
Cách tiếp cận chủ động của chính phủ đối với sự đổi mới và hỗ trợ trong lĩnh vực ngân hàng kỹ thuật số cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần làm nổi bật sự phát triển của ngành này.
Các cơ quan chính phủ Việt Nam như “Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia” và “Ban Chỉ đạo FinTech” đã làm việc để tạo ra một môi trường thân thiện để chào đón các công ty khởi nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực fintech.
Gần đây nhất, Quyết định số 810/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đã đưa ra một chiến lược tổng thể nhằm tạo thuận lợi cho các ứng dụng ngân hàng số. Mục tiêu là đến năm 2025, ít nhất một nửa số người trưởng thành ở Việt Nam sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử.
Mặc dù có xu hướng phát triển, ngành này đang gặp phải những khó khăn nhất định. Tiền mặt vẫn là phương thức giao dịch được ưa chuộng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nơi khả năng tiếp cận công nghệ bị hạn chế. Ngoài ra, các vấn đề về bảo mật và gian lận mạo danh đang gia tăng mối lo ngại. Trong khi đó, vẫn chưa có chính sách của chính phủ và môi trường pháp lý để các công ty fintech có thể hoạt động một cách an toàn và bao gồm tài chính.
Lĩnh vực công nghệ giáo dục - Edtech
Do COVID-19, sự gia tăng của việc học trực tuyến đã thúc đẩy sự phát triển của ngành Edtech với sự ra đời của nhiều công ty khởi nghiệp. Và, điều này thu hút sự chú ý của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước.
Elsa Speak, một công ty được Google hậu thuẫn, đã huy động được 15 triệu USD trong Series B hoặc tài trợ dựa trên vốn chủ sở hữu.
Ngày 30/7, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1373 / QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển xã hội giáo dục giai đoạn 2021-2030 (Đề án xã hội giáo dục) nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sẵn sàng cho việc chuyển đổi số.
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, 90% trường đại học sẽ áp dụng giáo dục kỹ thuật số và phát triển tài liệu học tập kỹ thuật số. Ngoài ra, 80% các trường trung học, cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề sẽ thực hiện quản lý, dạy và học trong môi trường kỹ thuật số.
Ngành công nghiệp Edtech của Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với định giá thị trường trên 100 triệu USD nhưng hiện vẫn chưa có nhiều nhà đầu tư.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các công ty khởi nghiệp Edtech của Việt Nam cần tích hợp công nghệ đột phá với trọng tâm rõ ràng là tăng trưởng bền vững để mở rộng quy mô doanh nghiệp. Hiện có nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Australia đang thể hiện sự quan tâm đến lĩnh vực này.