Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nên ăn tỏi vào lúc nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

Sức khỏe

30/05/2024 15:24

Tỏi không chỉ là một loại gia vị trong nấu ăn mà còn có dược tính, được sử dụng như một loại thuốc trong y học cổ truyền. Nhưng nên ăn tỏi vào lúc nào để phát huy hết tác dụng của thực phẩm này?

Ăn tỏi có tốt không?

Trước khi tìm hiểu, giải đáp thắc mắc nên ăn tỏi vào lúc nào, bạn cũng cần hiểu về thành phần dinh dưỡng của loại gia vị phổ biến này. Tỏi thuộc họ Allium (hành) và là loại rau củ được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều món ăn để tăng thêm hương vị, tạo vị cay nồng cũng như mùi thơm đặc trưng được tạo nên từ các hợp chất organosulfur – allicin và ajoene.

Tỏi không bị giới hạn trong việc chế biến các món ăn mà còn được sử dụng như một loại thuốc từ thiên nhiên. Tỏi được sử dụng bằng nhiều cách, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị nhiều vấn đề sức khỏe như cảm lạnh, ho, huyết áp cao, viêm khớp, đau nhức răng, táo bón, nhiễm trùng,…

Vậy, ăn tỏi tốt cho sức khỏe. Đây cũng luôn là thực phẩm nằm trong danh sách những thức ăn nên dùng thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Theo y học cổ truyền của Ấn Độ, việc ăn tỏi sống có tác dụng như một bài thuốc từ thiên nhiên, được chứng minh hiệu quả tốt. Nhưng có nên ăn tỏi mỗi ngày không?

Nên ăn tỏi vào lúc nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe?- Ảnh 1.

Ăn tỏi sống có nhiều lợi ích với sức khỏe.

Có nên ăn tỏi sống hàng ngày không?

Như bạn đã biết, tỏi có nhiều lợi ích, có thể dùng để ăn sống. Tuy nhiên, có nên duy trì thói quen ăn tỏi sống mỗi ngày không? Câu trả lời là có, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn một lượng tỏi sống nhất định hàng ngày đem đến nhiều công dụng tuyệt vời như:

Phòng và điều trị bệnh cảm cúm

Một trong những tác dụng tuyệt vời của tỏi sống, đó là kháng viêm, ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị triệu chứng cảm cúm. Hợp chất sulfur trong thực phẩm này có hiệu quả kháng khuẩn rất tốt, ngăn chặn virus tấn công cơ thể và gây bệnh.

Phòng và hỗ trợ chữa ung thư

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu nổi tiếng, tỏi cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường ruột. Các chất có trong tỏi ức chế quá trình nitrat tạo thành nitrit trong dịch vị, từ đó cản trở sự xâm hại của các độc tố, kim loại nặng. Không chỉ vậy, thành phần germanium và selen được tìm thấy trong tỏi cũng phát huy khả năng ức chế gốc tự do – một trong những nguyên nhân hình thành tế bào ung thư.

Cải thiện xương khớp

Các hoạt chất như vitamin C, vitamin B6, kẽm, mangan,… có trong tỏi giúp cơ thể tăng cường khả năng chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình hình thành các mô liên kết và mô chuyển hóa trong xương. Không chỉ vậy, ăn tỏi còn nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, ngừa bệnh loãng xương, gãy xương. 

Ngừa bệnh tim mạch

Ăn tỏi sống mỗi ngày đều đặn với liều lượng thích hợp là một trong những cách đề phòng bệnh tim mạch rất hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua, nhất là với người lớn tuổi.

Thời điểm tốt nhất để ăn tỏi là vào buổi sáng mỗi ngày. Bên cạnh đó, nếu kết hợp tỏi và mật ong rồi ăn vào buổi sáng hàng ngày, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích đấy. Cách làm này đặc biệt kiểm soát mùi vị tự nhiên của tỏi, tránh gây khó ăn. Không chỉ vậy, sử dụng mật ong mỗi sáng cũng rất tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa, làm đẹp da, thải độc,…

Ăn tỏi sống ngâm mật ong mỗi sáng sẽ giúp bạn đề phòng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, tăng cường sức khỏe, làm đẹp da, thúc đẩy quá trình giảm cân nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Nên ăn tỏi vào lúc nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe?- Ảnh 2.

Nên ăn tỏi vào lúc nào? Bạn nên ăn vào buổi sáng và có thể kết hợp với mật ong để dễ ăn hơn

Bí quyết ăn tỏi đúng cách bạn nên biết

Tuy rằng ăn tỏi sống rất tốt nhưng nếu dùng sai cách hoặc sai đối tượng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, nếu muốn tập ăn tỏi sống, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Nên băm nhuyễn tỏi và để trong không khí ít nhất 10 phút để các enzyme tạo thành allicin.

- Có thể ngâm tỏi sống với giấm giúp giữ lại hàm lượng dưỡng chất dồi dào trong tỏi.

- Sau khi ăn tỏi sống có thể dùng cà phê không đường để súc miệng, uống sữa tươi hoặc nước trà xanh để loại bỏ mùi hôi.

- Không nên ăn tỏi sống lúc đói vì tỏi có tính phân hủy, kích thích mạnh khi gặp niêm mạc dạ dày - ruột. Nếu ăn tỏi vào buổi sáng, bạn nên ăn sau bữa sáng nhé.

- Người gặp vấn đề liên quan đến thị giác, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi.

- Không nên ăn tỏi cùng các thực phẩm khác như thịt chó, trứng, thịt gà. 

TÚC (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement