Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nam sinh bị nhầm là người vào nhà nghỉ với cô giáo đang suy sụp

Chính sách - Hạ tầng

11/03/2019 09:13

Chỉ vì những tin nhắn do các tài khoản mạo danh trên mạng xã hội, nam sinh lớp 10 ở Bình Thuận bị sốc tâm lý.

Trần Công Mẫn (học sinh lớp 10A3, trường THPT Nguyễn Huệ, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) học sinh bị vạ oan trong nghi vấn “Cô giáo vào nhà nghỉ với học sinh lớp 10” đang bị chấn động tâm lý mạnh, sức khỏe của em đang bị tiều tụy khi hình ảnh bị phát tán.

Chân dung vẻ mặt tiều tuỵ của em Trần Công Mẫn.
Chân dung vẻ mặt tiều tuỵ của em Trần Công Mẫn.

Được biết, học sinh có liên quan đến vụ việc này có tên Nguyễn Tuấn A. Tuy nhiên, khi sự việc xảy ra, cư dân mạng đã vào Facebook cô H., thấy hình ảnh một học sinh chụp hình chung với cô này họ đã lấy hình ảnh đó đi bêu rếu trên nhiều trang mạng xã hội. 

Em Trần Công Mẫn suy sụp không chịu ăn uống.
Em Trần Công Mẫn suy sụp không chịu ăn uống.

Điều đáng nói, hình ảnh cậu học sinh mà dân mạng thóa mạ là em Trần Công Mẫn chứ không phải là Nguyễn Tuấn A. Việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của học sinh này.

Bản thân Mẫn và gia đình em hiện đang hết sức khổ sở vì những thông tin bịa đặt này. Phóng viên báo Đất Việt đã tìm về tận nhà em để tìm hiểu vụ việc cho biết chỉ sau vài ngày khi vụ việc bị phát tán, em M. đã tiều tụy hẳn đi, em đã bỏ ăn, không muốn đi học. 

Thậm chí, Mẫn còn bị các bạn học sinh cùng khóa lớp 10 và các khóa trên dùng những từ ngữ miệt thị làm em bị sốc tâm lý nặng.

So với hình ảnh vui tươi trước khi xảy ra sự việc, Mẫn bây giờ chỉ nằm trùm mềm trong phòng.
So với hình ảnh vui tươi trước khi xảy ra sự việc, Mẫn bây giờ chỉ nằm trùm mềm trong phòng.

Mỗi người dùng mạng xã hội là một kênh thông tin, những người dùng mạng xã hội có bệnh dễ tin nhau, dễ like (thích) và share (chia sẻ) những thông tin gây sốc trên mạng vì tính hiếu kỳ.

Nhưng những thông tin ấy không hề được kiểm chứng, cũng không ai nghĩ đến việc phải kiểm chứng, và cứ thế, có những người bị oan khuất vì những thông tin này mà không có cách nào “gột rửa”.

Hội chứng được nói vui là “tay nhanh hơn não” này, khá nhiều người dùng mạng xã hội đang mắc phải. Mỗi người ném đi một "hòn đá" trên mạng, không cần biết hậu quả thế nào, nhưng với gia đình những nạn nhân của trò “ném đá” trên mạng như gia đình em Mẫn, họ đang thực sự rơi vào bi kịch.

NGÔ SINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement