Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Năm lưu ý quan trọng trong những bữa ăn dặm lần đầu tiên của trẻ

Sức khỏe

16/08/2017 07:37

Lần đầu tiên cho con ăn dặm các mẹ cần đặc biệt lưu ý đến những thực phẩm không nên cho bé dùng.

Ăn dặmlà một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của bé vì nó quyết định sức khỏe cũng như tâm lý ăn uống của bé.Bé sẽ bắt đầu học làm quen với rất nhiều thứ như cách ăn bằng thìa, mùi vị thức ăn mới.

Dưới đây sẽ là hướng dẫn mẹ cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên hiệu quả.

1. Thời điểm bắt đầu ăn dặm

Để quyết định thời điểm ăn dặm của bé các mẹ cần phải xem bé đã có các dấu hiệu muốn ăn dặm chưa?

Cácdấu hiệuđó là:

- Bé có thể tự ngồi vững một mình trong ghế ăn với phần lưng được tựa vào ghế, giữ thẳng đầu và di chuyển đầu sang các bên thoải mái.

- Bé có thể phối hợp được giữa tay, mắt và miệng như có thể cầm nắm đồ vật, đưa chúng vào miệng gặm.

- Con hứng thú với đồ ăn như thường quan sát mọi người khi ăn hay cố lấy thức ăn trong đĩa của bạn.

- Bé có thể nuốt thức ăn, thậm chí vẫn còn đói sau khi bú sữa.

Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 5 - 6 tháng tuổi. Ảnh minh họa.

Các chuyên gia y tế khuyên rằng trẻ nhỏnênbắt đầu ăn dặmtừ khoảng sáu tháng tuổi. Trước đó, hệ thống tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển nên nếu ăn dặm quá sớm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và dị ứng. Hơn nữa trong thực tế khi được 6 tháng tuổi thì bé cũng sẽ dễ phối hợp với cha mẹ hơn khi cai sữa.

Lưu ý: không nên cho trẻ ănthử thức ăn rắn trước bốn tháng tuổi, nếu muốn cần phải được sự cho phép từ chuyên gia, bác sĩ và ghi nhớ một số thực phẩm không phù hợp với bé vì có thể gây dị ứng và khiến conbị bệnh.

Những thực phẩm đó có thể là các loại hạt, đậu phộng, các sản phẩm đậu phộng, hạt, gan, trứng, cá, sò, sữa bò và pho mát mềm hoặc không được khử trùng.

2. Hướng dẫn cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Ăn dặm ngày đầu là việc cho bé làm quen với đồ ăn. Bé có thể bắt đầu ăn bằng lưỡi vì quen với cảm giác uống sữa. Tuy nhiên sau đó bé sẽ dần dần tìm ra cách để giữ đồ ăn trong miệng và nuốt chúng. Để việc ăn uống diễn ra an toàn và thuận lợi các mẹ cần làm các điều sau:

- Mẹluôn luôn cần ở cạnh với bé khi bé ăn dặm để phòng trường hợp bé bị nghẹ thở.

- Hãy để em bé chạm và giữ thức ăn như ý muốn.

- Cho phép bé tự ăn bằng ngón tay khi thấy bé quan tâm đến đồ ăn.

- Mẹkhông nên ép bé ăn. Nếu bé không hứng thú hãy chờ đến lần tiếp theo.

Ăn dặm đòi hỏi mẹ phải thật kiên nhẫn với bé. Ảnh minh họa.

- Nếu mẹcho bé ăn bằng thìa hãy đợi bé mở miệng trước khi cho ăn.

- Thức ăn nóng cần thử trước khi đưa vào miệng con.

- Không thêm muối đườngvào đồ ăn của bé.

- Trong khi bé ăn dặm, cầntiếp tục cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường. Đó vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong suốt quá trình ăn dặm. Hãy nhớ rằng bé không nên uống sữa bò đến khi được một tuổi.

3. Lần đầu tiên ăn dặm nên cho bé ăn gì?

Các loại rau, củ quả nấu chín với mùi vị thơm ngon chính là thực đơn lí tưởng cho bữa ăn đầu tiên của bé.Các loại trái cây nhẹ như chuối, xoài, bơ có thể nghiền nátvà không cần nấu. Trước tiên, mẹhãy cho bé thử vài muỗng cà phê một hoặc hai lần mỗi ngày. Tăng dần số lượng đồ ăn trong một một vài tuần cho đến khi bé ăn ba bữa một ngày.

Không nên cho bé ăn dặm khi bé đang quá đói vì bé sẽ không thể ăn đủ nhanh để thỏa mãn cơn đói nên bé sẽ dễ chán nảnvới đồ ăn.

Mẹcũng cần đảm bảo rằng không cho bé bú mẹ hoặc uống sữa no vì vậy bé sẽ không còn quan tâm đến đồ ăn nữa. Hãy cho bé bú ít đi hơn so với bình thường.

4. Thực phẩm cần tránh trong lần ăn dặm đầu

Ở giai đoạn đầu cho bé ăn dặm, bạn cần tránh một số loại đồ ăn mà hệ thống tiêu hóa của bé sẽ gặp nhiều khó khăn để xử lý. Chúng bao gồm muối, thức ăn mặn như thịt xông khói; đường; mật ong. Những loại đồ ăn này không được cho trẻ dưới 1 tuổi dùng. Các loại hạt cần phải được nghiền nát trước khi cho bé ăn.

Cần lưu ý khi cho bé ăn các sản phẩm có đậu phộng. Ảnh minh họa.

Nếu có người nào đó trong gia đình có tiền sử dị ứng thực phẩmcần đặc biệt chú ý khi cho bé ăn các sản phẩm đáng lo ngại và cần thìnói chuyện với bác sĩ để có lời khuyên hợp lý.

5. Thời gian thích hợp cho bé ăn dặm

Mẹnên cho bé ăn dặm trong khoảng 9 – 10 giờ sáng, đây là khoảng thời gian bé dễ dàng phối hợp hơn. Tuy nhiên, giờ ăn có thể tùy thuộc vào sinh hoạt của gia đình.

Cần lưu ý tránh cho bé ăn vào lúc bé buồn ngủ vì bé sẽ không hứng thú với đồ ăn.

Hyvọng với hướng dẫncách ăn dặmlần đầu triêncho bé từ 5 đến 6 tháng tuổi trên đây sẽ giúp mẹ chăm sóc các bé an toàn và hiệu quả hơn.

LEE (Khám phá)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement