Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nam Long giảm lợi nhuận hơn 80%, gửi ngân hàng gần 1.000 tỷ đồng

Chứng khoán

22/10/2020 16:51

Tuy công tác bán hàng của Nam Long tốt với nhiều dự án vừa túi tiền nhưng phải gánh chi phí lớn khiến lợi nhuận giảm hơn 80% trong quý III/2020.

Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (Nam Long Group) là doanh nghiệp tiếp theo công bố báo cáo tài chính quý III/2020. Đúng như các công ty chứng khoán từng dự đoán, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này đã xuất hiện một số triển vọng.

Lãi ròng giảm hơn 80% vì chi phí quá nặng?

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Nam Long vào khoảng 640 tỷ đồng. Mức này tăng 64,5% so với quý III/2019, giúp Nam Long trở thành doanh nghiệp bất động sản hiếm hoi có doanh thu tăng so với cùng kỳ tính đến thời điểm hiện tại.

Sự phục hồi trong công tác bán hàng của doanh nghiệp này thấy rõ khi doanh thu quý III chiếm gần một nửa tổng doanh thu 3 quý 2020. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Nam Long đạt 1.298 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm 2019.

Đây cũng là doanh nghiệp hiếm hoi vẫn giữ được “xương sống” là các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Doanh thu bán đất, nhà phố, biệt thự và căn hộ của Nam Long trong quý vừa rồi đạt 464 tỷ đồng, chiếm hơn 1/3 tổng doanh thu 9 tháng năm 2020. Các lĩnh vực như xây dựng, cung cấp dịch vụ lần lượt chiếm 31% và 28% tổng doanh thu.

Giá vốn trong kỳ báo cáo quý III/2020 ở mức khá cao, bằng 80% doanh thu thuần. Vì thế, biên lợi nhuận gộp giảm về mức 19,5%, trong khi cùng kỳ năm ngoái lên đến 60%.

Chi phí thường xuyên của Nam Long cũng có biến động. Chi phí tài chính ghi nhận 11,6 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 2,6% lên 79,2 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí bán hàng giảm đến gần một nửa, về mức 10 tỷ đồng.

Tổng lại, Nam Long ghi nhận 32,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Mức lãi này giảm hơn 80% so với quý III/2019. Sự sụt giảm này có thể giải thích là vì tổng chi phí thường xuyên của doanh nghiệp giảm không nhiều, Nam Long vẫn gánh khoảng khá lớn các loại chi phí khiến cân đối tài chính cuối cùng xấu đi.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2020, Nam Long Group lãi ròng hơn 217 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận của quý III đóng góp chỉ gần 15%.

Như vậy, so với kế hoạch kinh doanh cả năm, Nam Long đã hoàn thành tới hơn 85% chỉ tiêu về doanh thu. Nhưng để đạt được kế hoạch lãi ròng 822 tỷ đồng đã đề ra, Nam Long cần cố gắng thu được lãi gấp gần 3 lần tổng lợi nhuận của 9 tháng vừa qua chỉ trong quý IV/2020.

Gửi ngân hàng hơn 900 tỷ đồng

Tính đến cuối tháng 9/2020, tổng tài sản của Nam Long Group đạt khoảng 11.802 tỷ đồng, tăng 8,2% so với hồi đầu năm. Trong cơ cấu tài sản, hàng tồn kho chiếm gần 46% và khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm 22,6%.

Trong khi đó, tiền và các khoản tương đương lại ghi nhận giảm mạnh đến gần một nửa, về mức 981 tỷ đồng. Hầu hết tiền nhàn rỗi được Nam Long gửi ngân hàng, 42% trong đó là các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc dưới 3 tháng và lãi suất 3,75 %/năm.

Ở kỳ báo cáo này, Nam Long Group tiếp tục giữ nguyên 916,5 tỷ đồng để nắm 50% cổ phần tại Công ty Cổ phần Southgate. Đây là công ty phát triển dự án Khu đô thị Waterpoint có diện tích 165 ha tại Bến Lức, Long An. 750 tỷ đồng mà Nam Long đã đầu tư với 50% cổ phần tại Công ty Cổ phần NNH Mizuki cũng được giữ nguyên. Đây là công ty phát triển dự án Khu đô thị Mizuki Park có diện tích 26 ha tại Bình Chánh, TP.HCM.

Trong quý III/2020, Nam Long vừa rót thêm hơn 947,5 tỷ đồng vào Công ty TNHH Thành phố Waterfront Đồng Nai để kiểm soát 10,5%. Đây là công ty phát triển dự án Waterfront (Biên Hoà, Đồng Nai) với quy mô 170 ha đã được xây dựng giai đoạn 1.

Dự án Waterpoint đang dần được bàn giao. Ảnh: NLG
Dự án Waterpoint đang dần được bàn giao. Ảnh: NLG

Đến cuối tháng 9/2020, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tiếp tục giảm thêm gấp đôi, đang âm 939 tỷ đồng. Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng giảm thêm 5 lần, ghi nhận âm 554 tỷ đồng. Chỉ có dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính được phục hồi so với đầu năm, từ mức âm 5,8 tỷ đồng lên dương 574 tỷ đồng.

Thế chấp Novia, Akari vay hàng trăm tỷ đồng

Ở kỳ báo cáo bày, hàng tồn kho của Nam Long tăng 25,7% so với đầu năm lên mức 5.398 tỷ đồng. Trong đó, dự án Paragon Đại Phước (Nhơn Trạch, Đồng Nai) ghi nhận giá trị tồn kho gần 1.706 tỷ đồng, chiếm 31,6% tổng hàng tồn kho. Dự án Akari (quận 12, TP.HCM) tồn kho 1.685 tỷ đồng, chiếm 31,2% tổng giá trị tồn kho. Dự án Vàm Cỏ Đông (Bến Lức, Long An) tồn kho 1.091 tỷ đồng, chiếm 20,2%.

Trong đó, dự án Vàm Cỏ Đông đang được Nam Long dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay hơn 61 tỷ đồng tại Ngân hàng Standard Charter Việt Nam. Khoản vay này có lãi suất 4,7% - 7,5% với ngày đáo hạn là tháng 6/2021. Dự án Vàm Cỏ Đông có diện tích 355ha với khoảng 37% đất được sử dụng để phát triển nhà ở gồm biệt thự, nhà phố, căn hộ cao cấp và cả căn hộ “vừa túi tiền”.

Ngoài ra, Nam Long còn đang dùng dự án Novia (Thủ Đức, TP.HCM) làm tài sản đảm bảo cho khoản vay gần 135 tỷ đồng tại ngân hàng HSBC Việt Nam. Khoản vay này có lãi suất 8% với kỳ hạn trả lãi gốc là vào tháng 5 năm tới. Dự án Novia có tổng diện tích 1,1ha, mật độ xây dựng chiếm 33%. Khối công trình gồm 2 block cao 18 tầng, cung cấp 518 căn hộ ra thị trường.

Tuy nhiên đây chưa phải là khoản vay lớn nhất của Nam Long. Doanh nghiệp này vay nhiều nhất là 140 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Nam Long Group dùng cổ phiếu để thế chấp cho khoản vay có lãi suất 8,4% để hỗ trợ nhu cầu vốn lưu động, ngày đáo hạn là tháng 4/2021.

Ngoài ra, OCB còn cho Nam Long vay 111,8 tỷ đồng để tài trợ dự án Akari. Khoản vay này có lãi suất lên đến 10,2% với ngày đáo hạn đến tháng 9/2022. Hình thức đảm bảo là quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng mua bán dự án trên.

Tổng lại, Nam Long Group đang có hơn 473 tỷ đồng vay ngân hàng. Tổng nợ phải trả gần bằng 90% vốn chủ sở hữu, ghi nhận hơn 5.578 tỷ đồng, tăng 18,6% so với hồi đầu năm.

Đầu tháng 10, Nam Long đã ký kết biên bản với đối tác nhằm thoái vốn khỏi dự án Paragon Đại Phước và hiện hai bên đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng. Còn tại dự án Waterfront, Nam Long đã ký thỏa thuận chuyển nhượng vốn góp với các đối tác chiến lược Nhật Bản.

Theo Chứng khoán Phú Hưng, hoạt động chuyển nhượng vốn cổ phần tại 2 dự án này có triển vọng lớn vào cuối năm. “Chúng tôi kỳ vọng thương vụ này sẽ được ghi nhận trong doanh thu tài chính năm 2020, qua đó, giúp lợi nhuận sau thuế của Nam Long Group đạt 870 tỷ đồng, giảm 9,3% so với cùng kỳ”, báo cáo gần đây của Phú Hưng nêu rõ.

Phú Hưng cho rằng, trong những tháng cuối năm 2020, Nam Long sẽ tiếp tục tập trung bán dự án Mizuki (780 căn hộ được mở bán vào quý IV), cũng như bàn thêm 500-600 căn hộ của dự án Waterpoint và 105 căn hộ tại dự án Flora Novia để có thể hoàn thành kế hoạch năm 2020 của công ty. 

Phú Hưng rất lạc quan khi dự án Mizuki Park và Akari tại TP.HCM chuẩn bị bắt đầu được bàn giao vào năm 2021. Dự án SouthGate cũng có tương lai rất tích cực khi thủ tục pháp lý đã hoàn thiện và sẵn sàng để triển khai.

NLG dự kiến mở bán hơn 1.000 căn trong năm 2020. Khu đô thị Waterpoint được kỳ vọng sẽ lợi nhuận đáng kể cho Nam Long khi giá đất tại Long An đang tăng do vị trí thuận tiện cùng cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement