Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Năm 2020, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật Bản sẽ thuận lợi

Báo cáo ngành hàng

13/03/2020 12:27

Cùng với VJFTA, Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ đầu năm 2019 phần nào giúp cho xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật Bản thuận lợi hơn.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Nhật Bản, thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm gần 22% tổng giá trị nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. Tháng 1/2020, do trùng thời điểm Tết nên xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản giảm mạnh 51,2% so với tháng 1/2019, đạt gần 8 triệu USD và giảm 18,8% so với tháng 12/2019.

Nhật Bản tăng nhập khẩu mực tươi, sống. 
Nhật Bản tăng nhập khẩu mực tươi, sống. 

Năm 2019, Nhật Bản nhập khẩu 140,5 triệu USD mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong năm 2019, giảm 8,9% so với năm 2018. xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật giảm liên tục từ tháng 8 đến hết năm 2019. Quý IV/2019, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nhật Bản đạt 32,5 triệu USD, giảm 28% so với quý IV/2018.

Tỷ trọng mực và bạch tuộc của Việt Nam xuất sang Nhật Bản gần tương đương. Trong cơ cấu mực, bạch tuộc của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, mực tươi/đông lạnh (HS 03) chiếm tỷ trọng cao nhất.

Năm 2019, Nhật Bản giảm mạnh nhập khẩu mực khô/nướng từ Việt Nam (59,3%) trong khi tăng nhẹ nhập khẩu bạch tuộc khô/muối/tươi/đông lạnh từ Việt Nam (1%).

Các sản phẩm mực, bạch tuộc chính của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật năm 2019 gồm: mực ống nguyên con đông lạnh, mực ống cắt sợi, cắt miếng, cắt khoanh, mực ống phile đông lạnh, mực nang đông lạnh, mực nang cắt trái thông, mực nang cắt răng lược đông lạnh, mực nang chế biến, mực ống sushi, bạch tuộc tẩm bột…

Cùng với VJFTA, Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ đầu năm 2019 phần nào giúp cho xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật Bản thuận lợi hơn.

Năm 2020, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật Bản sẽ thuận lợi

Theo thống kê năm 2019, nhập khẩu mực, bạch tuộc của Nhật Bản đạt trên 406 triệu USD, tăng 13,9% so với năm 2018. Trong đó, mặt hàng mực nang, mực ống chế biến được nhập khẩu nhiều nhất, chiếm 77% giá trị nhập khẩu.

Mực chế biến (HS 160554) là sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhất vào Nhật Bản trong tổng cơ cấu sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của nước này, chiếm 70% tỷ trọng. Năm 2019, Nhật Bản tăng nhập khẩu mực chế biến và giảm nhập khẩu bạch tuộc chế biến. Đáng chú ý, Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu mực tươi/sống (HS 030749) trong năm 2019, tăng 1.736% so với năm 2018 đạt 45,3 triệu USD.

Đối với mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Nhật Bản là mực chế biến, Việt Nam nằm trong top 4 nguồn cung cấp lớn nhất, đứng sau Trung Quốc, Peru và Thái Lan và đứng trên Hàn Quốc, Tây Ban Nha. Trung Quốc chiếm tỷ trọng chi phối về thị phần tại nhóm sản phẩm này với 88% giá trị nhập khẩu của Nhật, trong khi đó Việt Nam chỉ chiếm chưa tới 2%.

Nhập khẩu mực, bạch tuộc của Nhật Bản (Nguồn: ITC, GT: nghìn USD)

Nguồn cung

Q1/2019

Q2/2019

Q3/2019

Q4/2019

2019

2018

↑↓%

TG

77.576

114.264

110.702

103.502

406.044

356.564

13,9

Trung Quốc

62.532

88.945

89.511

85.303

326.291

271.284

20,3

Việt Nam

7.897

10.913

9.816

9.151

37.777

47.771

-20,9

Thái Lan

3.479

4.028

3.248

4.366

15.122

14.016

7,9

Peru

2.558

8.723

5.477

2.931

19.688

15.764

24,9

Philippines

468

975

1.229

776

3.449

3.850

-10,4

Indonesia

383

463

455

428

1.729

1.886

-8,3

Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Nhật Bản

(Nguồn: ITC, GT: nghìn USD)

HS

Sản phẩm

2019

2018

↑↓%

160554

Mực chế biến (trừ xông CO)

282.557

269.640

4,79

030749

Mực tươi tươi sống

45.318

2.467

1736,97

160555

Bạch tuộc chế biến (trừ xông CO)

78.101

84.457

-7,53

030759

Bạch tuộc hun khói/đông lạnh/ sấy khô/ngâm nước muối

68

   

Tổng nhập khẩu

406.044

356.564

13,88

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement