Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Năm 2019 Việt Nam chi 3,7 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Báo cáo ngành hàng

18/01/2020 09:32

Tính chung, trong năm 2019 Việt Nam đã chi hơn 3,7 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, giảm 5,1% so với năm 2018.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu) trong tháng 12/2019 đạt 296 triệu USD, tăng 27,22% so với tháng trước đó song giảm 20,49% so với cùng tháng năm ngoái.

Các thị trường chính cung cấp thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu cho Việt Nam trong tháng 12/2019 vẫn là Argentina, Mỹ, Trung Quốc và Brazil... Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 140 triệu USD, tăng mạnh 87,98% so với tháng trước đó và 6,47% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong năm 2019 lên gần 1,5 tỉ USD, chiếm 40,3% thị phần.

Năm 2019 Việt Nam đã chi hơn 3,7 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.
Năm 2019 Việt Nam đã chi hơn 3,7 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.

Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 12/2019 đạt hơn 39 triệu USD, giảm 32,49% so với tháng 11/2019 và giảm 30,53% so với tháng 12/2018. Tính chung, trong năm 2019 Việt Nam đã nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ thị trường này đạt hơn 628 triệu USD, giảm 7,84% so với cùng kỳ năm 2018.

Đứng thứ ba là Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu hơn 16 triệu USD, tăng 31,9% so với tháng 11/2019 song giảm 10,38% so với tháng 12/2018, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm 2019 lên hơn 181 triệu USD, giảm 19,64% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính chung, trong năm 2019 Việt Nam đã chi hơn 3,7 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, giảm 5,1% so với năm 2018. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Canada với 49,2 triệu USD, tăng 141,34% so với cùng kỳ năm 2018, Australia với 24 triệu USD, tăng 20,71% so với cùng kỳ năm 2018, Argentina với gần 1,5 tỉ USD, tăng 17,23% so với cùng kỳ năm 2018, sau cùng là Thái Lan với hơn 109 triệu USD, tăng 9,75% so với cùng kỳ.

Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu năm 2019 theo thị trường

(Vinanet tính toán từ số liệu công bố ngày 13/1/2020 của TCHQ) ĐVT: nghìn USD

Thị trường

T12/2019

So với

T11/2019 (%)

Năm 2019

So với năm 2018 (%)

Tổng KN

296.310

27,2

3.711.790

-5,1

Argentina

140.256

88

1.496.279

17,2

Ấn Độ

4.173

-28,3

159.151

-20,7

Anh

53

 

1.010

-24,7

Áo

221

-39,7

3.074

-46,7

Bỉ

482

-0,7

7.591

-69,4

Brazil

10.342

577

213.623

-54,7

UAE

2.258

-26,9

22.791

-58,2

Canada

1.836

-54,6

49.238

141,3

Chile

   

6.669

-73,3

Đài Loan (TQ)

5.898

16,0

76.369

-13,3

Đức

579

-8,9

9.893

-3,6

Hà Lan

922

-51

14.761

-40,6

Hàn Quốc

2.655

24,4

44.217

-8,5

Mỹ

39.770

-32,5

628.365

-7,8

Indonesia

9.881

54,9

87.263

-11,4

Italia

3.575

28,2

46.069

-17,6

Malaysia

3.114

50,1

32.239

-10,1

Mexico

162

-57,9

2.550

-38,9

Nhật Bản

115

-23,6

1.934

-48,8

Australia

858

15,8

24.687

20,7

Pháp

1.646

16,5

28.220

-18,6

Philippin

1.347

9,7

17.016

-2,4

Singapore

2.740

76,0

19.574

7,7

Tây Ban Nha

717

-12,1

9.647

-45,1

Thái Lan

8.268

9,1

109.381

9,8

Trung Quốc

16.376

31,9

181.129

-19,6

Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi  như lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật trong năm 2019.

Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi  năm 2019

Mặt hàng

Năm 2019

So với năm 2018

Lượng (nghìn tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng (%)

Trị giá (%)

Lúa mì

2.787

726.666

-3,2

-38,5

Ngô

11.508

2.326.192

16,7

10,4

Đậu tương

1.705

681.223

-6,5

-12

Dầu mỡ động thực vật

 

734.187

 

-1

Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 12/2019 đạt 133 nghìn tấn với kim ngạch đạt 34 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2019 lên hơn 2,7 triệu tấn, với trị giá hơn 726 triệu USD, giảm 43,15% về khối lượng và giảm 38,49% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong năm 2019 là Australia chiếm 33% thị phần; Nga chiếm 30%; Canada chiếm 14%; Mỹ chiếm 8% và Brazil chiếm 3%.

Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì đều giảm mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2018 là Nga, Australia và Mỹ. Trong năm 2019, nhập khẩu lúa mì Nga giảm 68,03% về lượng và giảm mạnh 67,09% về trị giá so với cùng kỳ. Tiếp theo là Mỹ giảm 30,05% về lượng và giảm 29,73% về trị giá so với cùng kỳ. Australia giảm 12,66% về lượng và giảm 9,26% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, Canada tăng 15,19% về lượng và tăng 16,54% về trị giá so với năm 2018. Brazil tăng 9,17% về lượng và tăng 38,81% về trị giá so với năm trước đó.

Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 12/2019 đạt 177 nghìn tấn với trị giá hơn 73 triệu USD, đưa khối lượng và kim ngạch nhập khẩu đậu tương trong năm 2019 lên 1,7 triệu tấn và 681 triệu USD, giảm 6,49% về lượng và giảm 11,96% về trị giá so với năm 2018.

Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 12/2019 đạt hơn 995 nghìn tấn với trị giá đạt 198 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô năm 2019 lên hơn 11 triệu tấn, trị giá hơn 2,3 tỉ USD, tăng 13,67% về khối lượng và tăng 10,35% về trị giá so với năm 2018.

Đồng thời, nhập khẩu ngô trong năm 2019 từ các thị trường chủ yếu đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 62% và 36% thị phần.

VIÊN VIÊN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement