Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Năm 2017, TP.HCM sẽ thu ngân sách vượt 8% so với kế hoạch

Tài chính

27/09/2017 06:43

Không tính tiền sử dụng đất, ngành thuế TP.HCM sẽ hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Nhà nước tối thiểu khoảng 8% và tăng 14-16% so với thực hiện thu năm 2016.

UBND TP.HCM vừa yêu cầu Cục Thuế TP.HCM và UBND 24 quận huyện chỉ đạo Chi cục thuế đánh giá kết quả thu năm 2017. Mục tiêu mà TP.HCM đặt ra là hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Nhà nước đã được Hội đồng Nhân dân TP.HCM giao tối thiểu khoảng 8% và tăng 14-16% so với số thực hiện thu năm 2016.

Đồng thời Chi cục thuế xây dựng dự toán thungân sách nhà nước năm 2018 đảm bảo đầy đủ nguồn thu phát sinh trên địa bàn. Dự kiến các doanh nghiệp, dự án bắt đầu sản xuất kinh doanh, thuế nhà thầu của các dự án đầu tư trên địa bàn, thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp hết thời gian miễn, giảm thuế, thu tiền thuê đất một lần của các dự án...

Mức tăng thu năm 2018so với đánh giá ước thực hiện năm 2017 phảiphù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của các quận huyện.

TP.HCM cần đảm bảo thu ngân sách để có tiền giải ngân cho các dự án hạ tầng

Theo kế hoạch, giai đoạn 2017-2020, tỷ lệ ngân sách mà TP.HCM được giữ lại giảm từ 23% xuống còn 18%. Do đó, UBND TP.HCM đã có một số đề xuất lên Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép tổ chức vài khoản thu khác.

Thứ nhất, cấp lại cho TP.HCM một phần số thu các khoản thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu và thực hiện trong 10 năm để tạo điều kiện cho TP.HCM bổ sung nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, hệ thống cảng sông, cảng biển, kết nối liên vùng.

Thứ hai, cho phép nghiên cứu cơ chế phụ thu đối với một số ngành, lĩnh vực kinh doanh trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế. Nguồn thu này không phải điều tiết về trung ương và không đưa vào tính cân đối ngân sách vào đầu thời kỳ ổn định.

Thứ ba, phân cấp cho TP.HCM được thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý và phân chia theo tỷ lệ phần trăm thành phố được hưởng là 50% khoản thu này.

Thứ tư, phân chia tỷ lệ phần thu lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập quỹ của các doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương đại diện chủ sở hữu cho ngân sách TP.HCM được hưởng là 50%.

Thứ năm, cho phép nghiên cứu phương án xây dựng, quản lý thu một số loại phí đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở một đô thị lớn mà hiện nay chưa được pháp luật ban hành. Nguồn này không phải điều tiết về Trung ương và không đưa vào tính cân đối ngân sách đầu thời kỳ ổn định.

Các đề xuất này dựa trên cơ sở TP.HCM là địa bàn thu ngân sách Nhà nước lớn nhất, chiếm một phần ba tổng số thu quốc gia và có tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân chung cả nước. Tuy nhiên, do phân cấp quản lý ngân sách, tốc độ tăng thu ngân sách của TP.HCM đang chậm hơn tốc độ tăng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn.

So với năm 2009, số thu ngân sách địa phương năm 2015 tăng 77,8% và tương đương 12,97% một năm. Trong khi đó, số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng 111,6%, tương đương 18,6% một năm.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement