Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Na giữa mùa, trái bở vẫn không có hàng để mua dù giá vọt lên 130.000 đồng/kg

Thị trường 24h

17/08/2018 10:30

Bước vào giai đoạn giữa mùa trái na bở có giá khá cao dao động từ 130.000-160.000 đồng/kg vẫn được người tiêu dùng lùng mua dù giá đắt đỏ.

Hiện nay, quả na (miền Nam gọi là mảng cầu na) đang vào mùa rộ nhất, giá bán rất đa dạng, tuy nhiên giá phổ biến nhất rơi vào khoảng 30-40.000 đồng/kg. 

Trái ngược với những năm trước, người tiêu dùng thường chuộng mua na dai với nhiều đặc tính tốt như thịt quả ngọt, màu sắc đẹp, dễ vận chuyển. Năm nay, phần đông chuyển sang lùng sục mua na bở nhưng gần như loại na này không xuất hiện tại chợ, kỳ lạ hơn là khi một số thương lái cũng lùng sục vào tận các vườn tìm mua nhưng số lượng thu gom được không đáng kể.

Giá na bở hiện tại dao động từ 130.000-160.000 đồng/kg (Ảnh: Vietnamnet).
Giá na bở hiện tại dao động từ 130.000-160.000 đồng/kg (Ảnh: Vietnamnet).

Theo Infornet, hiện tại ở Hà Nội, giá na bở được chào cao gấp đôi, gấp ba na dai, có nơi chào bán tới 100 ngàn đồng/kg. Những trái na bở thường có vỏ xù xì cứng hơn na dai và màu trắng đục. Na bở thịt màu trắng lại chứa nhiều hạt, thậm chí nhan nhản hạt trong quả na. Loại na này ăn thường kém thơm hơn và vị ngọt cũng kém hơn hẳn na dai.

Na bở khó ăn bởi khó bóc vỏ hơn vì sát vào thịt, khi bóc ra nhìn vỏ không dóc. Khi nhằn múi na ra khỏi hột cũng khó hơn vì nhiều hạt và hạt dính vào thịt. Múi na cũng bở hơn, không dai bằng na dai.

Anh Châu một thương lái thu mua na bở ở Hà Nội cho biết: "Những năm trước hầu hết người mua đều chê na bở vì khó ăn, hạt lại nhiều. Không hiểu sao năm nay, tình hình lại ngược lại, có rất nhiều khách chuyển sang ăn na bở, phần đông trong số đó đều cho rằng na bở thịt quả ngọt thanh, ăn mát. Bởi vậy mà na bở hiện luôn trong tình trạng cháy hàng, khách muốn mua phải đặt trước".

Đồng quan điểm với anh Châu, chị Thoa tín đồ na bở chia sẻ: "Tôi thích ăn na bở hơn na dai, tôi nghĩ đây là sở thích nên không thể khẳng định loại nào ngon hơn loại nào, chỉ biết là ăn na bở vào cảm giác ngọt dụi, thanh mát, vì vậy giá cao tôi vẫn mua về cho cả nhà cũng thưởng thức", chị nói.

Lý giải nguyên nhân giá na bở tăng đột biến, chị Trang (một thương lái chuyên bán trái cây tại chợ Cây Gõ, quận 6, TP.HCM) phân tích: "Ngoài việc người mua chuyển sang thích ăn na bở, thì phần lớn hơn là do loại na này không được trồng phổ biến, rất ít nhà vườn trồng na bở, chủ yếu họ trồng na dai. Từ đó cung không đủ cầu, nên giá na bở mới tăng đột biến như vậy. Thậm chí muốn đặt hàng để bán cũng là chuyện khó khăn".

Hầu hết nhà vườn đều bỏ trồng na bở mà thay vào đó là na dai. (Trong ảnh là một quả na dai khủng có khối lượng lên tới 800 gram). (Ảnh Infornet).
Hầu hết nhà vườn đều bỏ trồng na bở mà thay vào đó là na dai. (Trong ảnh là một quả na dai khủng có khối lượng lên tới 800 gram). (Ảnh Infornet).

Chị Liên, một thương lái bán na khác cho biết: "Nhu cầu thị trường na chủ yếu là na dai, vẫn có nhu cầu về na bở nhưng ít hơn, giá na bơ tăng cao chỉ là nhu cầu nhất thời, về lâu dài vẫn là na dai chiếm lĩnh thị trường.

Chị liên nhấn mạnh: "Vấn đề lớn nhất đối với thương lái chúng tôi là không thể vận chuyển được na bở nên khi thu mua na, lúc lựa thấy có quả na bở nào lẫn giữa na dai là tôi cũng bỏ ra luôn. Trước đây, tôi cũng đã từng có một vài quả na bở lẫn vào thùng hàng, vận chuyển đến nơi tiêu thụ là dập nát hết”.

Lý giải về chuyện na bở bỗng trở thành hàng hiếm, ông Nguyễn Văn Tiến, chủ một vườn na 1.500 gốc ở Chi Lăng (Lạng Sơn) phát biểu trên Báo Vietnamnet, trước kia vùng na chuyên canh ở chỗ ông cũng trồng nhiều na bở song song với na dai. Tuy nhiên, nhu cầu về na bở không cao, giá bán lại thấp nên các chủ vườn quyết định chặt hết na bở, chuyển sang trồng na dai.

Theo đó, mấy năm gần đây, nguồn cung na bở hiếm dần, giá cũng ngày càng tăng cao. Bởi, giờ các vườn toàn bộ đều là na dai, hầu như rất ít gia đình còn giữ lại trồng na bở.

"Nhà tôi còn 5 cây na bở ngoài góc vườn, hôm trước thương lái vào tận vườn đặt cọc để mua với giá gấp đôi na dai nên tôi bán sạch, không để lại ăn quả nào", ông Tiến nói.

Đ.L (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement