Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ-Trung liệu có kích hoạt một cuộc chiến tiền tệ?

Vàng - Ngoại tệ

08/08/2019 08:16

Cuộc chiến tiền tệ nổ ra sẽ gây bất ổn cho thị trường tài chính, do nó khiến giá tài sản từ địa ốc đến cổ phiếu đi xuống.

Vài giờ sau khi Bộ Tài chính Mỹ công bố quyết định liệt Trung Quốc vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) khẳng định Bắc Kinh "kiên quyết phản đối" quyết định này. 

PBOC cũng cho rằng Chính phủ Trung Quốc chưa hề và sẽ không sử dụng đồng nhân dân tệ để đối phó với những căng thẳng thương mại với Mỹ.

Mỹ-Trung liệu có kích hoạt một cuộc chiến tiền tệ?
Mỹ-Trung liệu có kích hoạt một cuộc chiến tiền tệ?

Chính quyền Bắc Kinh ngày 5/8 đã yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước ngừng mua sản phẩm nông sản của Mỹ. Động thái này được cho là nhằm đáp trả việc Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thêm 10% thuế quan lên 300 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. 

Ngay buổi chiều cùng ngày, đồng nhân dân tệ giao dịch tại Trung Quốc (CNY) cán mốc tỉ giá 7,0304 CNY đổi 1 USD, trong khi đồng nhân dân tệ giao dịch tại thị trường ngoại (CNH) đạt 7,0807 CNH/USD. Đây là mức yếu nhất của đồng nhân dân tệ so với đồng USD kể từ năm 2008.

Dù Trung Quốc sau đó khẳng định không biến đồng tiền của họ thành vũ khí trong chiến tranh thương mại với Mỹ, chính việc PBOC thiết lập tỉ giá sát mức báo động như trên lại cho thấy quốc gia này vẫn có thể thay đổi lập trường, kênh CNBC nhận định.

Mục tiêu của chiến tranh tiền tệ là gì?

Theo trang The Balance, các quốc gia khơi mào cho cuộc chiến tranh tiền tệ là nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế. 

Lý do là, khi phá giá đồng nội tệ, hàng xuất khẩu của quốc gia đó, như Trung Quốc chẳng hạn, sẽ có lợi thế hơn, rẻ hơn trên thị trường nước ngoài. Nhờ đó, các doanh nghiệp sẽ tăng xuất khẩu hàng hóa, kiếm lời được nhiều hơn, và từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở Osaka, Nhật Bản tháng 6/2019 - Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở Osaka, Nhật Bản tháng 6/2019 - Ảnh: AFP.

Chiến tranh tiền tệ đồng thời khuyến khích đầu tư vào các tài sản trong nước. Thị trường chứng khoán cũng trở nên hấp dẫn hơn với khối ngoại. 

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) sẽ tăng khi các doanh nghiệp nội được định giá thấp đi. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể đầu tư khai thác tài nguyên. Kết quả là quốc gia đó sẽ hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Hậu của của chiến tranh tiền tệ Mỹ-Trung

Giới phân tích hiện chờ đợi phản ứng tiếp theo của Mỹ. Họ lo ngại chiến tranh tiền tệ sẽ diễn ra, khi hai nước rơi vào vòng xoáy hạ giá. Việc này sẽ giáng đòn mạnh lên cả người tiêu dùng và doanh nghiệp, kéo lạm phát lên cao và khiến giá tài sản lao dốc. "Những tranh luận về việc Mỹ có can thiệp vào tiền tệ hay không đang nóng lên từng ngày", Kit Juckes – chiến lược gia tại Societe Generale cho biết.

Vài tuần gần đây, Trump đều khẳng định không loại trừ khả năng can thiệp vào thị trường tiền tệ. Hồi tháng 7, ông còn bác bỏ một tuyên bố của cố vấn cấp cao Larry Kudlow rằng Nhà Trắng "đã loại trừ" việc can thiệp trực tiếp để làm yếu đồng USD. "Tôi không nói là tôi sẽ không làm gì đó", Trump cho biết trước báo giới.

Can thiệp hạ giá đồng USD sẽ là bước ngoặt với chính sách điều hành gần đây của Mỹ và sẽ gây ra tác động lớn cả trong nước lẫn quốc tế. Nội tệ yếu đi có thể tăng xuất khẩu, nhưng cũng khiến hàng nhập khẩu đắt đỏ lên, từ đó đẩy cao lạm phát và ảnh hưởng đến tiêu dùng. Giá cả hàng hóa tăng có thể buộc ngân hàng trung ương nâng lãi suất, từ đó kéo tụt tăng trưởng kinh tế.

Nguồn: BBC.
Nguồn: BBC.

Các hậu quả này có thể lan ra toàn cầu nếu các quốc gia khác hành động tương tự. Hạ giá nội tệ cũng tạo ra bất ổn cho thị trường tài chính, do nó khiến giá tài sản từ địa ốc đến cổ phiếu đi xuống.

Nếu muốn hạ giá đồng USD chính quyền Trump có thể thông báo chấm dứt thực thi chính sách về đồng USD được ban hành năm 1995 dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton. Trump cũng có thể chỉ đạo Bộ Tài chính Mỹ làm việc với Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại New York để bán USD.

Miguel Chanco – Nhà kinh tế học cấp cao tại Pantheon Macroeconomics cho rằng tình hình chưa đến mức này. Nhưng ông dự báo Nhà Trắng tiếp tục có các phát ngôn cứng rắn.

Không như các tiền tệ lớn khác, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc không được giao dịch tự do. Mỗi ngày, PBOC sẽ thiết lập tỷ giá tham chiếu cho nhân dân tệ, với biên độ dao động 2%. Lần cuối cùng họ để nội tệ vượt mốc 7 CNY đổi một USD là trong khủng hoảng tài chính 2008.

Hạ giá nhân dân tệ có thể giúp Trung Quốc giảm thiểu tác động từ thuế Mỹ, khi giúp hàng xuất khẩu rẻ hơn. Dù vậy, nó sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực trong nước. Nhân dân tệ mất giá sẽ châm ngòi cho làn sóng rút vốn ra khỏi Trung Quốc và gây bất ổn kinh tế.

Năm 2015, Trung Quốc gây sốc cho các thị trường toàn cầu khi bất ngờ hạ giá nhân dân tệ 2%. Việc này đã khiến dòng vốn 680 tỷ USD ồ ạt chảy khỏi đây, theo số liệu của Viện Tài chính Quốc tế.

"Trung Quốc có lẽ đã nhận ra việc đạt thỏa thuận với Mỹ là không thể", Jason Daw – Giám đốc chiến lược các thị trường mới nổi tại Societe Generale nhận định. Chính việc này đã thôi thúc Bắc Kinh "tiếp tục cuộc chiến dài hơi" với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thế nào là thao túng tiền tệ?

Thao túng tiền tệ (currency manipulation), hay còn được gọi là can thiệp thị trường ngoại hối, là một thao tác thuộc chính sách tiền tệ. Thao túng tiền tệ xảy ra khi một chính phủ hoặc ngân hàng trung ương mua hoặc bán đồng ngoại tệ để đổi cho đồng nội tệ của họ, nhìn chung là nhằm can thiệp tỉ giá hối đoái và chính sách thương mại.

Một quốc gia muốn khơi mào chiến tranh tiền tệ thường chủ động hạ thấp tỉ giá hối đoái. Đa số các nước thường neo tỉ giá đồng nội tệ của mình với USD vì đây là đồng tiền dự trữ toàn cầu, phương tiện thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, phần lớn các nước hiện nay đang áp dụng chính sách tỉ giá linh hoạt. Để làm được điều này, chính phủ phải tăng cung tiền để cung vượt cầu. Khi bơm tiền ra quá nhiều thì giá trị đồng tiền lập tức bị suy yếu, giảm xuống.

Ngoài chính sách tiền tệ nói trên, Chính phủ một quốc gia cũng có thể dùng chính sách tài khóa mở rộng để tác động lên giá trị đồng tiền, như tăng chi tiêu công hay cắt giảm thuế khóa.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement