Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ thu hồi 'quy chế đặc biệt' của Hong Kong: Điều gì xảy ra tiếp theo?

Kinh tế thế giới

29/05/2020 08:23

Tuyên bố của Washington rằng Hong Kong không còn duy trì đủ các quyền tự trị trước Trung Quốc Đại lục là một sự kiện mang tính lịch sử, có khả năng gây ra những hậu quả sâu rộng cho trung tâm tài chính này.

Theo AFP, mọi chuyện sẽ phụ thuộc vào việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ làm gì tiếp theo. Việc thu hồi quy chế tự trị có thể làm thay đổi căn bản vận mệnh của một thành phố từng là cửa ngõ kinh tế của Trung Quốc với thế giới trong hàng chục năm qua, nếu các biện pháp trừng phạt, những hạn chế thương mại và thuế quan được áp đặt. Tuy nhiên, mọi chuyện cuối cùng cũng có thể chỉ là một động thái mang tính biểu tượng.

Quy chế đặc biệt của Hong Kong là gì?

Trước khi Anh trao Hong Kong lại cho Trung Quốc vào năm 1997, thỏa thuận quy chế "Một nước, hai chế độ" đã được hình thành nhằm cho phép thành phố này duy trì một số quyền tự do nhất định và được hưởng quy chế tự trị trong 50 năm.

Những quyền tự do này bao gồm: Một nền kinh tế thị trường tự do, một hệ thống tư pháp độc lập, quyền tự do ngôn luận và một cơ quan lập pháp của địa phương. Kết quả là, nhiều quốc gia- bao gồm cả Mỹ- đưa vào luật của họ những quy định cho phép họ đối xử với Hong Kong như một thực thể thương mại tách biệt với Trung Quốc Đại lục.

Biểu tình ở Hong Kong ngày càng diễn biến phức tạp.
Biểu tình ở Hong Kong ngày càng diễn biến phức tạp.

Sự sắp xếp này biến Hong Kong trở thành trung tâm tài chính cấp độ thế giới, sánh ngang với London và New York. Các thỏa thuận miễn thị thực song phương, đồng tiền neo vào đồng USD, thị trường chứng khoán lớn thứ tư thế giới, cùng hệ thống luật pháp, thuế khóa và sự bảo vệ pháp lý tốt, tất cả đã giúp "bánh xe" thương mại của Hong Kong vận hành trơn tru.

Theo Robert Spalding, một chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung tại Viện Hudson, nếu Washington lựa chọn áp dụng các biện pháp cứng rắn, họ có nguy cơ khiến cho "tất cả sự kết nối tài chính mà Trung Quốc có với thị trường tự do" sẽ biến mất.

Ông nói với Bloomberg News: "Khi đó thì chứng khoán, trái phiếu, các giao dịch tài chính, SWIFT (Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế), tất cả sẽ bị đẩy vào nguy hiểm".

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Các nhà phân tích nhận định rằng bóng hiện đang ở bên sân của Tổng thống Trump. Julian Ku, một chuyên gia luật quốc tế tại Đại học Hofstra, nói rằng Tổng thống Trump đã "đánh mất sự linh hoạt".

Chuyên gia này nói với hãng tin AFP: "Ông ấy có thể thay đổi chính sách thuế đối với Hong Kong để giống với chính sách thuế đối với Trung Quốc, hoặc ông ấy có thể thay đổi cách thức đối đãi với Hong Kong theo luật kiểm soát xuất khẩu để khiến việc xuất khẩu công nghệ cao trở nên khó khăn hơn... hoặc ông ấy có thể làm cả hai điều đó".

Tuy nhiên, Julian Ku tin rằng nhiều khả năng Tổng thống Trump sẽ có cách tiếp cận mềm mỏng hơn. Chuyên gia này nói thêm: "Tôi hy vọng ông ấy sẽ kiềm chế trong một số vấn đề để có thể cho Trung Quốc một cơ hội rút lui".

David Stilwell, quan chức hàng đầu phụ trách các vấn đề của khu vực Đông Á của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói với các phóng viên rằng các bước đi được thiết kế để "nhắm trúng mục tiêu nhất có thể nhằm thay đổi hành vi (của Bắc Kinh)", song ông cũng thừa nhận rằng không chắc Bắc Kinh sẽ thay đổi.

  Cảnh sát ngăn chặn những người biểu tình ở đường ở Mong Kok vào ngày 27 tháng 5. Ảnh: AFP

Cảnh sát ngăn chặn những người biểu tình ở đường ở Mong Kok vào ngày 27 tháng 5. Ảnh: AFP

Mọi chuyện diễn ra như thế nào?

Quyết định ngày 27/5 của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã làm dấy lên nhiều lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ nhanh chóng xỏa bỏ các quyền tự do của Hong Kong. Điều gây nhiều lo ngại nhất là kế hoạch của Bắc Kinh về việc áp đặt một luật an ninh quốc gia có ảnh hưởng sâu rộng đối với trung tâm tài chính Hong Kong sau các vụ biểu tình ủng hộ dân chủ kéo dài suốt nhiều tháng hồi năm ngoái.

Việc đàn áp các cuộc biểu tình này đã dẫn tới sự ủng hộ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ- một điều hiếm khi xảy ra- dành cho Hong Kong, và các nghị sỹ Mỹ hồi năm ngoái đã cho thông qua một dự luật trừng phạt Trung Quốc. Một trong những điều khoản trong dự luật này là Bộ Ngoại giao Mỹ mỗi năm phải xác thực liệu Hong Kong có duy trì đủ các quyền tự trị trước Trung Quốc Đại lục hay không, để từ đó quyết định "quy chế thương mại đặc biệt" của Hong Kong.

Ông Pompeo nói: "Không ai hiểu lẽ phải có thể khẳng định rằng ngày nay Hong Kong vẫn duy trì mức độ tự trị cao trước Trung Quốc, do những gì đã xảy ra trên thực tế".

Hồi kết cho Hong Kong?

Chính sách đối với Trung Quốc của chính quyền Trump luôn biến đổi. Tổng thống Trump có quan điểm cứng rắn chống lại Bắc Kinh trong lĩnh vực thương mại, song ông thể hiện không mấy quan tâm tới vấn đề nhân quyền và từng có những phát biểu thân thiện về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nếu Hong Kong bị thu hồi quy chế đặc biệt, đây là sai lầm nghiêm trong của cả Trung Quốc và Mỹ. Bởi, Hong Kong vốn là điểm đến đầu tư hấp dẫn và trung tâm tài chính quốc tế.
Nếu Hong Kong bị thu hồi quy chế đặc biệt, đây là sai lầm nghiêm trong của cả Trung Quốc và Mỹ. Bởi, Hong Kong vốn là điểm đến đầu tư hấp dẫn và trung tâm tài chính quốc tế.

Ông Trump cũng không muốn gây tổn hại tới thỏa thuận thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong bối cảnh ông đang nỗ lực để tái đắc cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Các doanh nghiệp Mỹ có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi những động thái nhằm trừng phạt kinh tế Hong Kong.

Theo Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, gần 300 công ty Mỹ đặt trụ sở khu vực tại Hong Kong, trong khi 434 doanh nghiệp khác có văn phòng khu vực đặt tại thành phố này. Năm 2018, thặng dư thương mại với Hong Kong là mức thặng dư lớn nhất của Mỹ, đạt 31,1 tỷ USD. Tuy nhiên, thái độ đối với Trung Quốc trong chính quyền của Tổng thống Trump ngày càng trở nên cứng rắn, đặc biệt sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Đối với Bắc Kinh, Hong Kong vẫn là một thành phố rất quan trọng về mặt kinh tế, đặc biệt là đối với các công ty của Trung Quốc muốn tiếp cận ngoại tệ, các ngân hàng và các công ty thương mại quốc tế. Tuy nhiên, tầm quan trọng của Hong Kong đối với Trung Quốc đã không còn được như trước đây.

Năm ngoái, 12% hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc là tới hoặc qua Hong Kong, giảm từ mức 45% năm 1992. Steve Tsang, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học SOAS của London, nhận định động thái của Mỹ không chắc sẽ khiến Bắc Kinh phải suy nghĩ lại.

Ông nói với hãng tin AFP: "Tôi tin rằng ông Tập Cận Bình thay vào đó sẽ hành động mạnh mẽ hơn và trả đũa. Tuy nhiên, tình trạng leo thang giữa hai nước có thể sẽ dừng lại ở một điểm nào đó, và tôi nghi ngờ việc cả hai phía muốn leo thang không giới hạn tại thời điểm này".

(Nguồn: TTXVN/AFP)

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement