Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ tăng nhập khẩu tôm Việt Nam thay nguồn cung từ Trung Quốc

Do chiến tranh thương mại nên Mỹ tăng nhập khẩu tôm từ các nước Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia… để thay nguồn cung từ Trung Quốc.

Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 19% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới và duy trì vị trí số 1 từ năm 2015 đến nay. Trong 10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm Ấn Độ tăng 4% trong đó tăng mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Xuất khẩu tôm của Ấn Độ sang thị trường Trung Quốc trong năm 2019 dự kiến tăng và là mục tiêu tăng trưởng chính của xuất khẩu tôm nước này.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương Ấn Độ, trong quý III/2019, Ấn Độ xuất khẩu 190.000 tấn tôm đông lạnh, tăng 8% so với quý III/2018 và tăng 21% so với quý II/2019.

Tính tới tháng 10 năm nay, xuất khẩu tôm của Ấn Độ đạt 537.000 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2018. Riêng trong tháng 10/2019, Ấn Độ xuất khẩu 65.000 tấn tôm đông lạnh, tăng 35% so với tháng 10/2018. Xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong tháng 10 năm nay tăng khá mạnh do giá tôm Ấn Độ giảm mạnh trong mùa hè năm ngoái cùng với nguồn cung thiếu hụt cuối mùa hè và mùa thu năm ngoái khiến xuất khẩu sụt giảm.

Chiến tranh thương mại, Mỹ tăng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ, Việt Nam thay nguồn cung từ Trung Quốc.
Chiến tranh thương mại, Mỹ tăng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ, Việt Nam thay nguồn cung từ Trung Quốc.

Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Ấn Độ, chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Ấn Độ đi các thị trường. Các thị trường nhập khẩu tôm lớn tiếp theo của Ấn Độ là Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Việt Nam.

Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ đạt 232.000 tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Ấn Độ đã duy trì được tốc độ tăng trưởng liên tục trong xuất khẩu tôm sang Mỹ trong những năm gần đây. Xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ đã tăng từ 1,3 tỷ USD năm 2015 lên 2,3 tỷ USD năm 2018.

Ấn Độ vẫn đang chịu thuế chống bán phá giá 2,34% trên thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng phải tuân thủ Chương trình Giám sát nhập khẩu thủy sản của Mỹ (SIMP). Mỹ tăng thuế nhập khẩu đối với tôm Trung Quốc do chiến tranh thương mại nên Mỹ tăng nhập khẩu từ các nguồn cung như Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia…để bù đắp. Trên thị trường Mỹ, tôm Ấn Độ có lợi thế về giá cạnh tranh hơn so với các nguồn cung còn lại.

Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ đối với tôm Ấn Độ trong tháng cuối năm 2019 dự kiến chững lại do các nhà nhập khẩu Mỹ tập trung vào việc bán hàng cho kỳ nghỉ lễ sắp đến.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai của Ấn Độ. Tính tới tháng 10 năm nay, xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Trung Quốc đạt 122.000 tấn, tăng 345% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện các nhà cung cấp tôm Ấn Độ đang tập trung vào thị trường Trung Quốc do nhu cầu nhập khẩu tôm nguyên liệu và chế biến từ thị trường Trung Quốc rất tốt. Các nhà nhập khẩu Trung Quốc cũng đưa ra các mức giá hấp dẫn cho các nhà cung cấp Ấn Độ. Trung Quốc đang tăng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ để phục vụ nhu cầu tiêu thụ cho Tết Nguyên đán, diễn ra vào 25/1/2020.

Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ấn Độ dự kiến vẫn cao sau dịp Tết Nguyên đán. Do nhu cầu tốt từ Trung Quốc nên dự kiến giá tại đầm tôm Ấn Độ vẫn ổn định đầu năm 2020.

10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Ấn Độ sang EU và Nhật Bản giảm 6% và 24% đạt lần lượt 58.000 tấn và 24.500 tấn.

Sản lượng và xuất khẩu tôm Ấn Độ trong năm 2019 dự kiến tăng nhẹ. Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu của Ấn Độ dự kiến ổn định cuối năm 2019 và đầu năm 2020.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement