Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ soán ngôi Ả Rập Saudi trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới

Doanh nghiệp

12/09/2019 17:17

Sự bùng nổ dầu đá phiến, khiến sản lượng tăng tại lưu vực Permian, đã giúp Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

Cơ quanNăng lượng Quốc tế (IEA) hy vọng Mỹ sẽ thách thức vị trí của  Ả Rập Saudi với tư cách là nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, sau khi nhanh chóng vượt qua thủ lĩnh của OPEC để giành vị trí số một vào đầu năm nay.

Sự bùng nổ dầu đá phiến, khiến sản lượng tăng tại lưu vực Permian, đã giúp Mỹ nhanh chóng vượt qua  Ả Rập Saudi để trở thành nàh sản xuất dầu lớn nhất thế giới, theo báo cáo hàng tháng của IEA vào 12/9.

Các đường ống dẫn mới gồm Cactus II của Plains All American LP và đường ống của EPIC Midstream Holdings LLC đã bắt đầu vận chuyển dầu thô từ Permian, lưu vực dầu lớn nhất của Mỹ sang Bờ Vịnh trong tháng qua.

Nhập khẩu ròng dầu thô của Mỹ giảm 413.000 thùng/ngày trong tuần trước, trong khi riêng xuất khẩu tăng 234.000 thùng/ngày lên 3,3 triệu thùng/ngày trong tuần trước. Điều đó đã nâng tổng xuất khẩu dầu thô và tinh chế lên gần 9 triệu thùng/ngày.

Mỹ đã soán ngôi Ả Rập Saudi trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Mỹ đã soán ngôi Ả Rập Saudi trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

Đồng thời,  Ả Rập Saudi cắt giảm cả xuất khẩu sản phẩm dầu thô và tinh chế. Ả Rập Saudi đã giành lại vị trí nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới vàng tháng 7 và tháng 8, vì Mỹ bị ảnh hưởng bởi các cơn bão. Tranh chấp thương mại đang diễn ra cũng gây khó khăn cho các lô hàng dầu thô của Mỹ trong việc tìm kiếmthị trường trong những tháng gần đây, theo IEA cho biết.

Thống trị thị trường năng lương

Báo cáo hàng tháng của cơ quan năng lượng có trụ sở tại Paris xuất hiện vào thời điểm Mỹ đang tích cực theo đuổi vị trí thống trị trên thị trường năng lượng, bất kể điều gì xảy ra với giá dầu.

Phát biểu với CNBC tại Abu Dhabi vào đầu tuần này, phó Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouillette cho biết Tổng thống Donald Trump, thường nhắc đến việc vị trí thống trị trên thị trường năng lượng.

"Tổng thống Donald Trump thường nói về sự thống trị năng lượng, và thế giới đặt câu hỏi điều đó có nghĩa là gì? Rất đơn giản, điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ sản xuất năng lượng nhiều nhất có thể, sạch nhất có thể, và với mức giá rẻ nhất có thể", ông Brouilette nói.

"Chính sách năng lượng của chúng tôi không phải gây ảnh hưởng lên giá dầu. Đó không phải là mục tiêu của chúng tôi. Tuy nhiên, ảnh hưởng lên giá dầu vẫn xảy ra do các con số sản lượng của chúng tôi", Thứ trưởng Bộ Năng lượng Mỹ Dan Brouillette trao đổi với hãng tin CNBC bên lề Hội nghị Năng lượng Thế giới (World Energy Congress) ở Abu Dhabi.

Trong vòng một thập kỷ qua, Mỹ đã tăng gấp đôi sản lượng khai thác dầu, lên mức 12,3 triệu thùng/ngày, theo đó trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Có vẻ như trong thời gian tới, dầu Mỹ sẽ tiếp tục tràn ngập, gây thêm sức ép giảm giá lên "vàng đen" giữa lúc thế giới đã ở trong tình trạng thừa nguồn cung dầu.

Giá dầu

Giá dầu thế giới đang bước sang phiên tăng thứ tư liên tục do kỳ vọng của giới đầu tư rằng Saudi Arabia, thủ lĩnh không chính thức của OPEC, sẽ tiếp tục chủ trương hạn chế sản lượng khai thác dầu để hỗ trợ giá dầu.

Vào chiều ngày 12/9 theo giờ Việt Nam, giá dầu WTI và Brent đều tăng khoảng 0,5% so với đóng cửa cuối tuần trước, đạt mức tương ứng 56,04 USD/thùng và 61,05 USD/thùng.

Hợp đồng tương lai dầu Brent đã giảm hơn 18% so với mức đỉnh đạt được vào tháng 4, và dầu WTI giảm hơn 15% so với cùng kỳ.

Mỹ soán ngôi Ả Rập Saudi trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới

IEA cho biết, trong 3 tháng cuối năm, Mỹ dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​sự phát triển hơn nữa của cơ sở hạ tầng xuất khẩu, cho phép xuất khẩu dầu thô lên tới 4 triệu thùng/ngày.

Với việc sản xuất đang mở rộng mạnh mẽ, câu hỏi đặt ra là liệu các nhà xuất khẩu dầu thô của Mỹ có đủ hấp dẫn để chiếm lĩnh thị trường quốc tế hay không?

Triển vọng nhu cầu không thay đổi

EIA cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới 110.000 thùng/ngày trong năm 2019 xuống 1,1 triệu thùng/ngày.

Trong dự báo hàng tháng, EIA cắt giảm tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới 30.000 thùng/ngày xuống 1,3 triệu thùng/ngày trong năm 2020. Vào 11/9, OPEC đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong tháng thứ 2 liên tiếp.

Nhóm này, bao gồm một số quốc gia sản xuất dầu mạnh nhất thế giới, đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong phần còn lại của năm nay xuống còn 1,02 triệu thùng/ngày. Con số này đã giảm 80.000 thùng/ngày so với ước tính trong tháng 8..

Năm 2020, OPEC cho biết họ thấy nhu cầu dầu thế giới tăng thêm 1,08 triệu thùng/ngày. Điều này đánh dấu sự điều chỉnh giảm 60.000 thùng/ngày so với đánh giá trước đó của tháng trước.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement