Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ sắp triển khai thêm 2.000 binh sĩ tới châu Âu

Kinh tế thế giới

03/02/2022 07:57

Tổng thống Joe Biden đang điều 2.000 binh sĩ từ Mỹ đến Ba Lan và Đức; đồng thời luân chuyển 1.000 quân từ Đức sang Romania nhằm thể hiện cam kết của Mỹ với đồng minh trong bối cảnh lo ngại về một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, Lầu Năm Góc cho biết hôm thứ Tư.
news

Nga ngay lập tức đã phản đối phản đối gay gắt và gọi việc triển khai là vô căn cứ và "phá hoại", theo AP.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson.

1000.jpeg
Một lính biên phòng Ukraine tuần tra dọc biên giới với Nga, một nơi không xa làng Hoptivka, vùng Kharkiv vào ngày 2 tháng 2 năm 2022. Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Mỹ và các đồng minh phớt lờ các yêu cầu an ninh hàng đầu của Nga nhưng nói rằng Moscow sẵn sàng nói chuyện nhiều hơn để giảm bớt căng thẳng về Ukraine. (Ảnh AP / Evgeniy Maloletka)

Tuy nhiên, kết quả không có tiến triển nào. Trong khi ông Putin nói rằng phương Tây không đưa ra căn cứ cho những lo ngại an ninh đến từ Nga còn ông Johnson thì bày tỏ quan ngại sâu sắc về “hoạt động thù địch” của Nga ở biên giới Ukraine (ám chỉ việc ông Putin đưa 100.000 quân đến biên giới Ukraine – PV).

Chính quyền ông Biden đang hướng tới việc thể hiện quyết tâm của Hoa Kỳ mà không làm suy yếu các nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng. Đáng chú ý, ông Biden đã không gửi quân tiếp viện đến ba quốc gia Baltic nằm ở sườn phía đông của NATO là Estonia, Latvia và Lithuania - vốn là các quốc gia nằm trong Liên bang Xô Viết trước đây.

Không có quân nhân Mỹ nào được gửi đến Ukraine và thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm thứ Tư cho biết, chính quyền đã ngừng nói rằng một cuộc xâm lược của Nga là "sắp xảy ra", vì từ đó ngụ ý rằng Washington biết ông Putin đã đưa ra quyết định xâm lược. Các quan chức Mỹ nói rằng, ý định của Putin vẫn chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, việc gia tăng quân số của Mỹ ở Đông Âu là điều mà ông Putin không thể chấp nhận, cùng với viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO.

Mỹ đã có vài nghìn binh sĩ ở Ba Lan và Romania đang sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO mà Nga coi là mối đe dọa. Sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực đã tăng lên kể từ năm 2014, khi mà nước Nga chiếm bán đảo Crime từ Ukraine.

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, các lực lượng sắp triển khai của Hoa Kỳ nhằm mục đích tạm thời củng cố các vị trí phòng thủ của Hoa Kỳ và đồng minh.

Ông nói: “Đây không phải là những động thái lâu dài, và nhấn mạnh rằng mục đích là để trấn an các đồng minh”.

Tại Moscow, một quan chức cấp cao cho biết, các động thái của Mỹ sẽ làm phức tạp thêm cuộc khủng hoảng.

Thứ trưởng Ngoại giao Alexander Grushko cho biết trong một phát biểu với hãng thông tấn nhà nước Interfax rằng: “Các bước phá hoại vô căn cứ sẽ chỉ gây căng thẳng quân sự và thu hẹp phạm vi cho các quyết định chính trị”.

1000-1-.jpeg
Hình ảnh này do Không quân Hoa Kỳ cung cấpcho thấy các phi công thuộc Phi đội cảng trên không số 436 tải đạn dược, vũ khí và các thiết bị khác đến Ukraine trong một nhiệm vụ bán hàng quân sự nước ngoài tại Căn cứ Không quân Dover, Del., Vào ngày 30 tháng 1 năm 2022. Kể từ năm 2014, Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ tổng cộng hơn 5,4 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm hỗ trợ an ninh và phi an ninh. Ảnh không quân Mỹ cung cấp cho AP

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba một lần nữa hạ thấp lo ngại về một cuộc tấn công của Nga trong một cuộc gọi với các phóng viên nhưng nói rằng, nếu Nga thực hiện các động thái có thể báo hiệu một cuộc xâm lược sắp xảy ra, Ukraine sẽ phản ứng khi cần thiết.

Trong số 2.000 binh sĩ Hoa Kỳ triển khai đến châu Âu từ căn cứ Fort Bragg (Bắc Carolina), có khoảng 1.700 người là thành viên của Lữ đoàn bộ binh thuộc Sư đoàn Dù 82, những người này sẽ đến Ba Lan. 300 người khác thuộc Quân đoàn Dù 18 sẽ đến Đức với tên gọi mà Lầu Năm Góc đặt là “Sở chỉ huy lực Lượng đặc nhiệm chung”.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak đã viết trên Twitter rằng, việc triển khai quân đến đất nước của ông là “một tín hiệu mạnh mẽ của sự đoàn kết để đối phó với tình hình ở Ukraine.”

1.000 lính Mỹ tới Romania là thành viên của Trung đoàn kỵ binh số 2 đóng tại Vilseck, Đức. Ông Kirby cho biết họ sẽ tăng cường thêm khoảng 900 quân ở Romania.

Mục đích của việc triển khai quân đến Romania là “ngăn chặn sự xâm lược và tăng cường khả năng phòng thủ của chúng tôi ở các quốc gia đồng minh ở tiền tuyến trong giai đoạn nguy cơ gia tăng này”, Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản riêng.

Ông Kirby nói: “Điều quan trọng là chúng tôi phải gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới ông Putin và thế giới” về cam kết của Hoa Kỳ với NATO.

Ngoài ra, ông Kirby cho biết Pháp cũng đã quyết định sẽ gửi quân tiếp viện đến Romania dưới sự chỉ huy của NATO và ông lưu ý rằng, một số quốc gia NATO ở châu Âu khác đang xem xét bổ sung lực lượng cho sườn phía đông của khối này.

TT Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có một cuộc điện đàm vào tối thứ Tư.

NATO đã tăng cường phòng thủ xung quanh các đồng minh ở Đông Âu kể từ cuối năm ngoái.

Đan Mạch cho biết họ đã gửi một tàu khu trục nhỏ và máy bay chiến đấu F-16 đến Lithuania, và Tây Ban Nha đã gửi bốn máy bay chiến đấu đến Bulgaria và ba tàu đến Biển Đen để gia nhập lực lượng hải quân NATO. Hà Lan có kế hoạch gửi hai máy bay chiến đấu F-35 đến Bulgaria vào tháng 4 và đang đưa một tàu và các đơn vị trên bộ vào chế độ sẵn sáng cho Lực lượng ứng phó của NATO.

Ông Biden cho biết ông sẽ không đưa quân Mỹ đến Ukraine để chống lại bất kỳ sự xâm nhập nào của Nga, mặc dù Mỹ đang cung cấp cho Ukraine vũ khí để tự vệ và tìm cách trấn an các đồng minh ở Đông Âu rằng, Washington sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo vệ họ trong trường hợp bị tấn công.

Ukraine không phải là thành viên NATO, và do đó Mỹ không có nghĩa vụ theo hiệp ước phải bảo vệ mình.

Các động thái quân sự diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán về hoạt động tập trung quân của nước này tại biên giới Ukraine bị đình trệ.

Lầu Năm Góc cũng đã đặt khoảng 8.500 binh sĩ tại Mỹ trong tình trạng cảnh giác cao để có thể triển khai tới châu Âu như một sự trấn an bổ sung cho các đồng minh và các quan chức Mỹ cũng cho biết khả năng các đơn vị bổ sung này có thể sớm được đặt trong tình trạng báo động cao hơn.

Hoa Kỳ đã có từ 75.000 đến 80.000 quân ở châu Âu với tư cách là lực lượng đóng quân thường trực và là một phần của các cuộc luân chuyển thường xuyên ở những nơi như Ba Lan.

Washington và Matxcơva đang tỏ ra khó chịu về vấn đề Ukraine, với rất ít dấu hiệu về một con đường ngoại giao phía trước.

Tuy nhiên, ông Kirby hôm thứ Tư đã xác nhận tính hợp lệ của một tài liệu được một tờ báo Tây Ban Nha đưa tin cho thấy, Hoa Kỳ có thể sẵn sàng ký kết một thỏa thuận với Nga để giảm bớt căng thẳng về việc triển khai tên lửa ở châu Âu nếu Moscow có bước lùi về vấn đề Ukraine.

Nhật báo El Pais đã công bố hai tài liệu mà Kirby xác nhận là văn bản trả lời của Hoa Kỳ và NATO vào tuần trước đối với các đề xuất của Nga về một thỏa thuận an ninh mới ở châu Âu. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ chối bình luận về văn bản này.

Đề cập đến một tài liệu thứ hai, NATO nói rằng họ không bao giờ bình luận về "các rò rỉ được cho là". Nhưng văn bản phản ánh chặt chẽ các tuyên bố của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg vào tuần trước khi ông đưa ra quan điểm của tổ chức quân sự với 30 quốc gia này đối với các yêu cầu của Nga.

Tài liệu của Hoa Kỳ, được đánh dấu là tài liệu mật “không phải giấy tờ”, cho biết Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng thảo luận với sự tham vấn của các đối tác NATO về “một cơ chế minh bạch để xác nhận sự vắng mặt của tên lửa hành trình Tomahawk nằm trong hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Aegis Ashore ở Romania và Ba Lan”.

1000-2-.jpeg
Hình ảnh được lấy từ video và được Cơ quan Báo chí Bộ Quốc phòng Nga công bố vào thứ Tư, ngày 2 tháng 2 năm 2022, cho thấy các binh sĩ Nga tham gia khóa huấn luyện quân sự tại khu huấn luyện Yurginsky ở vùng Kemerovo, Nga. Ảnh Bộ Quốc phòng Nga cung cấp cho AP

Điều đó sẽ xảy ra với điều kiện Nga “đưa ra các biện pháp minh bạch có đi có lại đối với hai căn cứ tên lửa phóng từ mặt đất mà chúng tôi lựa chọn ở Nga”, báo cáo cho biết thêm.

Aegis Ashore là một hệ thống phòng thủ chống lại các tên lửa tầm ngắn hoặc tầm trung. Nga cho rằng địa điểm ở Romania có thể dễ dàng điều chỉnh để bắn tên lửa hành trình thay vì tên lửa đánh chặn, một tuyên bố mà Washington bác bỏ.

Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng về tình hình bế tắc trong hơn một tháng qua, ông Putin hôm thứ Ba đã cáo buộc Mỹ và các đồng minh phớt lờ các yêu cầu an ninh trung tâm của Nga nhưng nói rằng Moscow sẵn sàng tiếp tục nói chuyện.

Nga đã từng đưa quân vào Gruzia vào năm 2008 và năm 2014 sáp nhập Bán đảo Crimea của Ukraine; hỗ trợ quân sự cho phong trào ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine, nơi mà có khoảng 14.000 người đã thiệt mạng.

(Nguồn: AP)

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ