Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ sa thải chỉ huy tàu ngầm bị tai nạn ở Biển Đông

Kinh tế thế giới

05/11/2021 08:41

Chỉ huy Cameron Aljilani và hai người khác đã bị cách chức vào thứ Năm (4/11) sau cuộc điều tra về vụ tai nạn xảy ra vào ngày 2/10 ở Biển Đông, Hải quân Mỹ thông báo.

Aljilani được thay thế bởi một sĩ quan chỉ huy lâm thời.

Hạm đội 7 có trụ sở tại đảo Guam ở phía Tây Thái Bình Dương cho biết nhóm chỉ huy tàu USS Connecticut đã phán đoán sai, làm việc không đúng quy trình và rằng, rủi ro này có thể ngăn chặn được.

unnamed.jpg
Tàu ngầm USS Connecticut bị hư hỏng phần đầu sau va chạm.

Sau khi con tàu này được đưa đến đảo Guam để đánh giá thiệt hại xong nó sẽ quay trở lại căn cứ tàu ngầm của Mỹ ở Bremerton, Washington để sửa chữa.

Tuần trước, Hải quân cho biết cuộc điều tra cho thấy rằng chiếc tàu ngầm đã va phải một dãy núi dưới biển chưa được phát hiện trước đó khi đang tuần tra.

11 thủy thủ bị thương trong vụ tai nạn này.

Theo các báo cáo, vụ va chạm đã làm hỏng các thùng dằn chứa nước phía trước của tàu con và hệ thống tạo ra năng lượng hạt nhân không bị hư hại.

Hải quân Hoa Kỳ thường xuyên tiến hành các hoạt động trong khu vực để thách thức các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ vô lý của Trung Quốc trên các đảo nhỏ, bãi đá ngầm và mỏm đá.

Trong nhiều tuần, nguyên nhân của vụ việc vẫn còn là một bí ẩn, Hải quân Hoa Kỳ ban đầu nói rằng tàu ngầm đã va phải một "vật thể" khi ở dưới nước trong vùng biển quốc tế.

USS Connecticut là một tàu ngầm tấn công nhanh lớp Seawolf USS Connecticut (SSN 22) và có thủy thủ đoàn là 140 người, trong đó có 14 sĩ quan vào thời điểm xảy ra sự cố.

Hải quân cho biết các tàu Seawolf "yên tĩnh, nhanh chóng, vũ trang tốt và được trang bị các cảm biến tiên tiến" và có 8 ống phóng ngư lôi.

Biển Đông là một trong những tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng của thế giới, 80% lượng hàng hóa, tàu bè của thế giới đều đi qua đây.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ khu vực này bằng đường chín đoạn gây tranh cãi phi lý và không được quốc tế công nhận.

Trong những năm gần đây, quốc gia này còn cho xây dựng các đảo nhân tạo chiếm đóng trái phép của Việt Nam và thiết lập các tiền đồn quân sự trên những hòn đảo này.

Mỹ đã và đang tiến hành các hoạt động “tự do hàng hải” ở Biển Đông để khẳng định các quyền và tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế.

Năm 2016 Tòa án Trọng tài Quốc tế ở La Hay bác bỏ đường chín đoạn của Trung Quốc và phán quyết rằng, Bắc Kinh không có danh nghĩa lịch sử đối với Biển Đông sau khi Philippines thách thức các tuyên bố và hành động của Bắc Kinh đối với tuyến đường biển quan trọng này.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement