Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ phẩm giả, kém chất lượng tràn lan: Nguy cơ người tiêu dùng rước họa vào thân

Tiêu dùng

18/02/2017 12:40

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc 30 loại mỹ phẩm do không đạt chất lượng.

Ngày 13/2, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc 30 loại mỹ phẩm do không đạt chất lượng. Thực trạng này dẫn tới người tiêu dùng rất dễ mua phải mỹ phẩm dỏm trên thị trường gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thu hồi hàng chục loại mỹ phẩm giả

Trong số 30 loại mỹ phẩm bị Bộ Y tế thu hồi, doanh nghiệp tư nhân sản xuất thương mại Kim Quan (tỉnh Hậu Giang) bị thu hồi tới 19 sản phẩm do cơ sở sản xuất này không đáp ứng các điều kiện về sản xuất mỹ phẩm, không thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản về “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP-ASEAN).

19 sản phẩm mỹ phẩm của doanh nghiệp Kim Quan bị thu hồi gồm: Tinh chất bồ kết dưỡng tóc; tinh dầu dừa dưỡng da, dưỡng tóc; tinh chất dưa leo trắng da, giảm mụn; bột cám gạo trắng da chống lão hóa; bột nghệ vàng giảm mụn tàn nhang; bột ngâm chân hoa cúc giảm nứt da chân...

Công ty TNHH Lulanjina (TP. HCM) bị thu hồi 6 sản phẩm do Công ty sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, trong đó có Lulanjina-kem dưỡng da se khít lỗ chân lông, Lulanjina-kem làm mờ vết nám, Lulanjina-sữa rửa mặt...

Nguyên nhân là do các loại mỹ phẩm trên lưu thông có tên sản phẩm, công thức, tính năng ghi trên nhãn không đúng như hồ sơ đã công bố; địa chỉ nhà sản xuất ghi trên nhãn và hồ sơ công bố không đúng với địa chỉ cơ sở sản xuất hiện tại.

Công ty TNHH liên doanh Pan Việt Nam (TP. HCM) bị thu hồi 3 sản phẩm gồm: Mặt nạ trắng da-elisees UV whitening hydrating mask, Kem dưỡng da ban đêm- elisees UV whitening nourissing night cream và Pan FCM. Các sản phẩm này bị thu hồi do có thành phần công thức ghi trên nhãn không đúng như hồ sơ đã công bố.

Trao đổi với PV về vấn đề này, đại diện Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cho hay, ngoài các sản phẩm trên, cơ quan này cũng vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc 2 sản phẩm của Công ty TNHH y tế Gia Việt là Veracare DB-dung dịch tắm khô và Veracare DB-dung dịch dầu gội khô, do các sản phẩm này ghi tên và thành phần công thức sản phẩm trên nhãn không đúng như hồ sơ đã công bố.

Theo đại diện Cục Quản lý Dược, hầu hết các sản phẩm trên đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng là do các loại mỹ phẩm trên lưu thông có tên sản phẩm, công thức, tính năng ghi trên nhãn không đúng như hồ sơ đã công bố; địa chỉ nhà sản xuất ghi trên nhãn và hồ sơ công bố không đúng với địa chỉ cơ sở sản xuất hiện tại.

Ths. BS Vũ Thái Hà - Trưởng khoa Tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương - đơn vị thường xuyên “xử lý” các ca dị ứng, kích ứng mỹ phẩm cho biết, chúng tôi thường xuyên khám và điều trị cho các bệnh nhân dị ứng mỹ phẩm. Một năm, bản thân tôi khám và điều trị cho vài chục ca. Thời gian điều trị các ca dị ứng mỹ phẩm thường kéo dài, có người điều trị 6 tháng - 1 năm, có người vài năm.

Một bệnh nhân đang điều trị dị ứng mỹ phẩm tại BV Da liễu Trung ương. Ảnh: THÙY LINH

Có thể cấp cứu vì dùng mỹ phẩm tắm trắng

Ngày 15/2, Khoa Tế bào gốc- Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận điều trị một bệnh nhân nữ ở Hà Nội bị kích ứng da do dùng mỹ phẩm có chứa thành phần corticoid hơn 1 năm. Hiện nay da mặt của chị nổi nốt đỏ, ngứa ngáy và nguy hiểm hơn là chị bị lệ thuộc vào corticoid. Theo bác sĩ Hà, với những trường hợp như chị H, thời gian điều trị rất lâu, phải từ 6 tháng - 1 năm bệnh mới thuyên giảm, bởi cần thời gian để điều trị giúp da lấy lại cân bằng.

Theo BS Hà, bất kể người nào đều có thể bị dị ứng các thành phần trong mỹ phẩm, kể cả mỹ phẩm rõ nguồn gốc hay không. Điều này gây tác hại rất lớn đối với người tiêu dùng.

Riêng những trường hợp dùng phải mỹ phẩm giả đa phần sẽ bị dị ứng, kích ứng nhưng trường hợp thứ hai là trong mỹ phẩm đó chứa những chất độc với cơ thể, gây tổn hại da. Một là chất lột tẩy mạnh gây mất sắc tố, gây bỏng, gây sẹo trên da và kích ứng da như bong chóc, rát…

“Nguy hiểm hơn là những chất đó gây biến đổi thành phần lý hóa trên bề mặt da và mô phía dưới. Trong đó phải kể đến chất corticoid. Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chứa chất này nhưng không được ghi rõ, như các loại kem trộn, mủ trôm, ốc sên...

Sau khi dùng các sản phẩm này, thời gian đầu thì da đẹp nhưng một thời gian biến đổi giãn mạch, mọc lông, teo mỏng da, thay đổi sắc tố, phụ thuộc corticoid, nếu không dùng thì sẽ bị mẩn ngứa. Có người bị sau 2, 3 tháng hoặc vài năm sử dụng. Điều trị các trường hợp này vô cùng khó khăn”- BS Hà cho biết.

Mỹ phẩm còn gây nguy hiểm đến tính mạng khi có những trường hợp phải cấp cứu do dùng mỹ phẩm trên diện rộng như tắm trắng. Khi ủ kem tắm trắng, các chất có trong kem này là phenol hoặc resorcinol có tác dụng trên tim mạch, có thể làm chậm hoặc nhanh nhịp tim. Nhẹ thì không vấn đề gì nhưng tiền sử bệnh nội khoa thì có thể tử vong.

Theo các bác sĩ, để tránh mua phải thì người dân nên mua trong nhà thuốc, mỹ phẩm nên mua ở đại lý chính thức để hạn chế, giảm thiểu mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, giả. Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên dùng sản phẩm của người khác khi chưa có chỉ định của các chuyên gia chăm sóc da.

Đối với nhà sản xuất, yêu cầu cần thiết là phải ghi rõ ràng thành phần, đặc biệt là mỗi thành phần có biến chứng, cần phải bắt buộc có bác sĩ kê đơn thì phải ghi rõ ràng, tránh làm hại người tiêu dùng.

Theo THÙY LINH (Lao động)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement