26/09/2019 18:42
Mỹ là nước nhập khẩu cua ghẹ lớn nhất của Việt Nam
Mỹ là thị trường nhập khẩu cua ghẹ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 39,8% tổng xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam đi các thị trường.
Bảy tháng đầu năm nay, xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam sang Mỹ không ổn định, giá trị xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ tăng mạnh trong 2 tháng 1 và 3 trong khi các tháng còn lại đều giảm.
Tháng 7/2019, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ đạt 5,7 triệu USD, giảm 14,9%. Bảy tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu đạt 27,8 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trênthị trường Mỹ, cua biển sống(Scylla serrata) loại trên 200gram/con của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ có giá trung bình khoảng 14 USD/kg. Ngoài ra Mỹ nhập khẩu nhiều thịt ghẹ đóng lon của Việt Nam với giá trung bình 155-200 USD/thùng loại thịt ghẹ tiệt trùng đóng lon sắt 401x301.5 (1 thùng = 12 lon).
Mỹ là thị trường nhập khẩu cua ghẹ lớn nhất của Việt Nam. |
Mỹ là nước nhập khẩu cua ghẹ lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50% tổng giá trị nhập khẩu cua ghẹ của toàn thế giới. Nhập khẩu cua ghẹ vào Mỹ tăng liên tục từ năm 2015 và dự kiến nhu cầu cua ghẹ của Mỹ vẫn cao trong năm nay.
Từ 2014 đến 2018, nhập khẩu cua ghẹ của Mỹ dao động từ 1,6 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD trong đó giá trị nhập khẩu năm 2015 đạt thấp nhất với 1,56 tỷ USD và năm 2018 đạt cao nhất 2,1 tỷ USD. Giá trị nhập khẩu surimi vào thị trường này tăng liên tục từ 2015 đến nay.
Canada là nguồn cung cua ghẹ lớn nhất cho Mỹ, chiếm 45% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này vào Mỹ. Các nguồn cung lớn tiếp theo gồm Nga, Indonesia,Philippines lần lượt chiếm 23%, 12% và 2,9%. Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 6, chiếm 2,1%.
Bảy tháng đầu năm nay, nhập khẩu cua ghẹ vào Mỹ đạt 1,5 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong top 5 nguồn cung chính, nhập khẩu từ Canada và Nga tăng trưởng 2 con số trong khi nhập khẩu từ Indonesia, Philippines, Mexico giảm 2 con số. Nhập khẩu từ Trung Quốc giảm mạnh nhất 53% do thuế nhập khẩu tăng.
Trên thị trường Mỹ, nguồn cung cua lớn nhất cho Mỹ là Canada luôn chiếm ưu thế vì nguồn cung ổn định và giá cạnh tranh.Trên thị trường Mỹ, cua ghẹ Việt Nam phải cạnh tranh giá với nguồn cung đối thủ tại châu Á như Trung Quốc. Giá nhập khẩu cua vào Mỹ từ Indonesia, Philippines cao hơn Việt Nam.
Dự kiến, những tháng cuối năm nay, nhu cầu tiêu thụ cua ghẹ của Mỹ còn tiếp tục tăng.
Nhập khẩu cua ghẹ của Mỹ (GT: nghìn USD, Nguồn: ITC) | |||||
Nguồn cung | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 |
TG | 1.627.565 | 1.564.356 | 1.612.401 | 1.940.969 | 2.121.957 |
Canada | 515.862 | 518.228 | 575.144 | 710.335 | 640.521 |
Nga | 262.802 | 259.798 | 346.644 | 400.933 | 500.920 |
Indonesia | 265.337 | 250.076 | 231.182 | 313.206 | 353.796 |
Trung Quốc | 154.372 | 145.645 | 112.402 | 127.146 | 166.775 |
Philippines | 92.372 | 77.524 | 58.514 | 92.330 | 101.107 |
Mexico | 37.442 | 37.626 | 31.551 | 45.193 | 61.464 |
Việt Nam | 70.119 | 64.332 | 52.527 | 47.391 | 60.575 |
NK cua ghẹ của Mỹ, T1-T7/2019 (Nguồn: ITC, GT: nghìn USD) | |||
Nguồn cung | T1-T7/2018 | T1-T7/2019 | Tăng, giảm (%) |
TG | 1.354.251 | 1.472.860 | 8,8 |
Canada | 551.695 | 664.790 | 20,5 |
Nga | 282.434 | 343.250 | 21,5 |
Indonesia | 205.625 | 177.703 | -13,6 |
Philippines | 51.703 | 43.131 | -16,6 |
Mexico | 26.083 | 22.427 | -14,0 |
Trung Quốc | 76.752 | 36.054 | -53,0 |
Việt Nam | 24.864 | 31.190 | 25,4 |
Na Uy | 6.204 | 16.972 | 173,6 |
Ấn Độ | 18.651 | 18.703 | 0,3 |
Greenland | 9.249 | 12.548 | 35,7 |
Myanmar | 7.630 | 16.130 | 111,4 |
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp