Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ dự định tung 600 triệu thùng dầu dự trữ ra thị trường, giá dầu có ‘hạ nhiệt’?

Báo cáo phân tích

18/11/2021 14:37

Giá dầu đang ở mức rất cao, gần gấp đôi năm 2020 và chính quyền của Tổng thống Biden đang tính đến phương án tung lượng dầu dự trữ ra thị trường. Liệu quyết định này có giúp cho giá dầu “hạ nhiệt”?
news

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang xem xét mở kho Dự trữ Dầu chiến lược (SPR) để góp phần “hạ nhiệt” giá dầu trong nước.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, động thái này có thể sẽ không có tác động lâu dài đến việc kiềm chế giá dầu, vốn đạt mức cao nhất trong 7 năm qua, đang ở mức trên 85 USD/thùng vào cuối tháng 10.

pjimage-2-4.jpg
Ông Biden trước thách thức liên quan đến giá xăng dầu.

Việc kích hoạt các kho dữ trữ dầu có thể giúp chính quyền TT Biden đối phó với những chỉ trích trước cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào năm 2022, tuy nhiên, điều này khó có thể chống lại việc mặt hàng này tiếp tục tăng giá.

Song song với việc kêu các nước có sức tiêu thụ lớn khác như Trung Quốc Nhật Bản cùng hành động điều này cũng có thể cho phép Biden nói rằng ông đã hành động sau khi Ả Rập Xê-út và Nga, các thành viên của nhóm sản xuất OPEC , chống lại việc Mỹ kêu gọi đổ thêm dầu vào thị trường toàn cầu.

SPR ra đời trong hoàn cảnh nào?

Hoa Kỳ cho ra đời SPR vào năm 1975 sau khi các nước Ả Rập đồng loạt ngừng cung cấp khiến giá xăng dầu tăng vọt, gây thiệt hại cho kinh tế nước Mỹ. Từ sự cố đó, các Tổng thống Mỹ sau này đều thiết lập các kho dữ trữ nhằm làm dịu thị trường trong trường hợp xảy ra chiến tranh hoặc khi thiên tai đe dọa nguồn cung.

SPR dự trữ bao nhiêu dầu?

Hiện các kho của SPR chứa khoảng 606 triệu thùng trong các căn hầm được bảo vệ nghiêm ngặt tại ở bốn địa điểm trên bờ biển Louisiana và Texas. Đó là lượng dầu đủ để đáp ứng nhu cầu của Hoa Kỳ trong hơn một tháng.

Những quốc gia khác có kho dự trữ chiến lược?

Ngoài Hoa Kỳ, 29 quốc gia thành viên khác trong Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), bao gồm Vương quốc Anh, Đức, Nhật Bản và Úc, cũng được yêu cầu dự trữ dầu để sử dụng trong trường khẩn cấp trong vòng 90 ngày. Nhật Bản là quốc gia có một trong những quốc gia có số lượng dầu dự trữ lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.

lynxmpehag18m_l.jpg
Kho dự trữ của Mỹ có khoảng 600 triệu thùng.

Trung Quốc, một thành viên liên kết của IEA và là nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới, đã tạo ra SPR của mình cách đây 15 năm và tổ chức phiên đấu giá lượng dầu dự trữ vào tháng 9 vừa rồi. Một thành viên liên kết khác của IEA là Ấn Độ, nước nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba, cũng duy trì lượng dầu dự trữ.

Tính đến tháng 9, các thành viên thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nắm giữ hơn 1,5 tỷ thùng dầu thô, theo IEA.

Quốc gia nào có khả năng kích hoạt SPR?

Tất nhiên, Mỹ có thể kích hoạt SPR của mình. Ngoài ra, khả năng lớn là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ cùng với Hoa Kỳ kích hoạt SPR để điều phối thị trường trong nước của mình.

SPR có khả năng cung cấp bao nhiêu dầu ra thị trường?

Do có vị trí nằm gần các trung tâm lọc hóa dầu lớn của Hoa Kỳ, SPR có thể cung cấp ra thị trường khoảng 4,4 triệu thùng mỗi ngày. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, có thể chỉ mất 13 ngày kể từ quyết định của Tổng thống thì những thùng dầu đầu tiên sẽ có mặt trên thị trường.

Bộ Năng lượng thường tổ chức một cuộc đấu giá trực tuyến để các công ty năng lượng tham gia đấu giá theo phương thức hoán đổi, các công ty dầu mỏ mua lượng dầu này nhưng được yêu để lại và sau đó sẽ nhận tiền mặt.

Nước Mỹ đã có 3 lần kích hoạt SPR, lần gần đây nhất là vào năm 2011, năm xảy ra chiến Libya, một nước thành viên của OPEC. Trước đó, nước Mỹ có 2 lần kích hoạt SPR là trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và sau cơn bão Katrina năm 2005.

Châu Á phản ứng thận trọng trước lời kêu gọi của TT Biden

Cục dự trữ nhà nước Trung Quốc cho biết, họ đang tiến hành giải phóng lượng dầu thô dự trữ nhưng từ chối bình luận về yêu cầu của Mỹ.

lynxmpehah009_l.jpg
Các nước châu Á thận trong trước lời kêu gọi của Biden.

Trong khi đó, một quan chức Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho biết, Hoa Kỳ đã yêu cầu Tokyo hợp tác trong việc đối phó với giá dầu đăng tăng cao. Tuy nhiên, ông không thể xác nhận liệu yêu cầu đó có bao gồm việc phối hợp mở kho dầu dự trữ hay không. Theo luật, Nhật Bản không thể sử dụng dầu trong kho dự trữ để hạ giá, quan chức này cho biết.

Một quan chức Hàn Quốc cũng xác nhận, Hoa Kỳ đã yêu cầu Seoul cung cấp ra thị trường một số dầu dự trữ.

Quan chức này cho biết: "Chúng tôi đang xem xét kỹ lưỡng yêu cầu của Mỹ, tuy nhiên, chúng tôi không đưa lượng dầu dự trữ cho mục đích kiềm hãm giá. Chúng tôi có thể giải phóng dự trữ dầu trong trường hợp mất cân bằng nguồn cung, nhưng không phải để đáp ứng với giá dầu tăng".

Trước đây, Hoa Kỳ và các đồng minh đã phối hợp đưa lượng dầu dự trữ ra thị trường vào năm 2011 do trong cuộc chiến ở Libya năm đó gây ra tình trạng khan hiếm loại nhiên liệu này.

Tuy nhiện, quyết định này đã tạo ra một thách thức chưa từng có đối với OPEC, nó đã ảnh hưởng đến giá dầu trong hơn 5 thập kỷ.

OPEC và các nhà sản xuất khác bao gồm Nga, được gọi chung là OPEC , đã bổ sung khoảng 400.000 thùng mỗi ngày vào thị trường hàng tháng, nhưng đã từ chối lời kêu gọi tăng nhanh và nhiều hơn của TT Biden.

Tilak Doshi, giám đốc điều hành của Doshi Consulting tại Singapore, cho biết, chính quyềnTT Biden đã không giải quyết được "nguyên nhân gốc rễ" việc tăng giá, vốn là do nguồn cung nội địa của Mỹ bị hạn chế.

Ông trích dẫn việc hủy bỏ đường ống Keystone XL để đưa dầu từ thô Canada đến các nhà máy lọc dầu của Hoa Kỳ, đồng thời cấm khoan trên các vùng đất của Liên bang.

Ông Doshi nói, chính quyền của Biden đã "làm mọi thứ để ngăn cản các nhà sản xuất dầu và khí đốt trong nước", đồng thời cho biết thêm việc Washington kêu gọi một phản ứng phối hợp từ các đồng minh và Trung Quốc là điều đầu tiên ông tin tưởng là có thể giải quyết được vấn đề.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ