Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mười quy tắc cần tuân thủ để trẻ không quấy khóc buổi đầu học mẫu giáo

Sức khỏe

27/07/2017 02:53

Trẻ quấy khóc, không chịu rời mẹ là những biểu hiện thường thấy buổi đầu đi học mẫu giáo. Cha mẹ chỉ cần tuân thủ 10 quy tắc sau sẽ không còn phải đau đầu và lo lắng vì điều này nữa.

1. Đừng nán lại kể cả khi con khóc

Buổi học đầu tiên của trẻ mẫu giáo nào cũng thường trải qua rất khó khăn đối với cả cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, phụ huynh nên rời khỏi trường học ngay sau khi tạm biệt, kể cả trong trường hợp trẻ quấy khóc.

Cha mẹ rời khỏi lớp học sớm sẽ giúp con nhanh chóng cảm thấy ổn định tâm lý và tập cách thích nghi với môi trường mới. Kể cả khi thấy con khóc thì việc cha mẹ quay trở lại sẽ cản trở khả năng thích nghi của con và càng khó khăn hơn để rời đi lần nữa.

2. Không nên rời đi khi chưa nói tạm biệt

Nhiều bậc cha mẹ thấy con đang vui vẻ chơi đùa thì có suy nghĩ là nên rời đi ngay mà không nói lời tạm biệt. Tuy nhiên, đây không phải 1 ý tưởng hay.

Kayleigh Hollingsworth, hiệu trưởng trường mẫu giáo Moorwell Miracles ở Scunthorpe (Anh), đồng thời là một thành viên của Hiệp hội chuyên nghiệp chăm sóc trẻ những năm đầu đời, chia sẻ: “ Cha mẹ không nên lén lút rời đi, điều này sẽ khiến con bạn lo lắng và bất an hơn. Phút trước vừa thấy mẹ, phút sau đã không có khiến con khó rời mẹ và dễ bị tách biệt bỏi bạn bè xung quanh hơn.”.

3. Đừng rời đi khi chưa thông báo tình hình của con với giáo viên

Bất cứ thông tin gì của trẻ: không được khỏe vào cuối tuần, thức muộn hơn,... đều rất hữu ích với giáo viên trong việc chăm sóc và giúp con ổn định nếp sinh hoạt.

“Giao tiếp là chìa khóa hữu ích giúp cha mẹ chia sẻ với giáo viên về lịch ăn, ngủ cũng như suy nghĩ và hành động của trẻ. Bất cứ sự thay đổi nào của con cũng rất quan trọng để giáo viên có phương pháp đưa trẻ quay trở lại nề nếp sinh hoạt.”

4. Duy trì thói quen đưa trẻ đến lớp 1 cách nhất quán

Điều này không nhất thiết đòi hỏi cần 1 người duy nhất đưa trẻ đến trường, tuy nhiên, những ai nhận nhiệm vụ này đều phải tuân thủ giờ giấc vào học, thời gian tạm biệt con, lịch ăn ngủ trước đó để thông báo với giáo viên,... Mọi thói quen dù là nhỏ nhất cũng cần được tuân thủ nhất quán để trẻ không cảm thấy bỡ ngỡ.

5. Không quá lo lắng vì trẻ chưa kịp thích nghi

Mỗi đứa trẻ có khả năng thích nghi với môi trường mới khác nhau. Có trẻ chỉ cần vài ngày là hết quấy khóc nhưng cũng có nhiều trẻ thời gian làm quen kéo dài tới vài tuần. Vì vậy, nếu con bạn cần nhiều thời gian hơn để làm quen với môi trường mới, đó là điều hoàn toàn bình thường, và cha mẹ đừng quên thông báo với giáo viên vì điều đó.

6. Đừng lo lắng khi con chưa tìm được bạn thân

Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình giỏi giao tiếp và có nhiều bạn bè. Tuy nhiên, “trẻ nhỏ là những cá thể độc lập và chúng chưa thực sự đủ các kỹ năng để chơi với người khác. Phải ở độ tuổi từ 3-5 tuổi trẻ mới sẵn sàng kết bạn”, Kayleigh chia sẻ.

7. Đừng lo lắng khi con muốn mang đồ vật mình yêu thích đến lớp học

Trẻ nhỏ thường yêu thích đặc biệt với 1 hoặc vài món đồ nào đó. Vì vậy, nếu con có ý định mang theo chúng đến lớp thì không phải 1 ý tưởng tệ. Kayleigh cho rằng điều này giúp con nhanh chóng cảm thấy ổn định hơn ở môi trường mới.

“Rất nhiều cha mẹ lo lắng con sẽ mang theo 1 món đồ chơi suốt cả ngày, nhưng hãy tin rằng giáo viên có cách khiến trẻ không quá gắn bó và cần đến chúng nữa”.

8. Đừng đưa con đi học khi bị ốm

Dù công việc bận rộn, cha mẹ cũng nên dành thời gian để chăm sóc con ở nhà khi bị ốm. Vì khi đó, trẻ rất khó để tham gia các hoạt động trong lớp.

9. Đừng quá lo lắng khi trẻ kén ăn

Khi ở nhà với cha mẹ, trẻ thường tỏ ra kén chọn với đồ ăn, đặc biệt là các món rau củ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh đã rất ngạc nhiên khi biết con mình ăn ngon lành những thứ mà khi ở nhà trẻ không chịu nếm thử.

10. Đừng vội vã đón con khi chưa hỏi thăm tình hình của trẻ

Cha mẹ nên trao đổi với giáo viên để nắm được tình hình của con ở lớp học. Kayleigh chia sẻ: “Nhiều bậc cha mẹ chỉ muốn trở về nhà thật sớm sau 1 ngày làm việc dài, đó là việc hoàn toàn dễ hiểu.

Tuy nhiên, sẽ thật tuyệt vời nếu bạn dành ra 5-10 phút để trao đổi với cô giáo về tình hình của con hoặc lắng nghe chính những câu chuyện và chiêm ngưỡng những tác phẩm của trẻ. Điều đó sẽ là nguồn động lực lớn nhất giúp con cố gắng và cảm thấy được yêu thương hơn rất nhiều.:"

LINH TRANG (Dân Việt)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement