Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mùng 3 Tết Kỷ Hợi 2019 cúng gì?

Sức khỏe

05/02/2019 23:59

Tết Nguyên đán là một dịp lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam nói riêng và các nước dùng Âm lịch nói chung, vậy mùng 3 có ý nghĩa ra sao.

Ngày tôn sư trọng đạo

Mùng 3 Tết Kỷ Hợi 2019 cúng gì?

Chúng ta thường nghe câu nói: mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Ngày mùng 3 Tết là ngày để mọi người bày tỏ sự kính trọng, biết ơn với những người thầy đã dạy dỗ mình trong cuộc đời, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta từ bao đời nay. Theo quan niệm xưa của nhiều người thì tết “cha” có nghĩa là vào sáng ngày mùng 1 Tết, vợ chồng và con cái, anh em ruột thịt sẽ tập trung bên nội để làm cúng bái gia tiên và chúc Tết ông bà, cha mẹ để tỏ lòng thành kính.

Nếu như ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày chúc mừng các giáo viên, thì ngày mùng 3 Tết là ngày các học trò đến bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những người thầy. Thầy ở đây không chỉ là người dạy con chữ, mà còn là người truyền nghề, dạy đàn, dạy nhạc…

Không cần quà cáp quá trịnh trọng hay đắt tiền, đơn giản là các học trò tề tựu đông đủ đến thăm thầy cô, trao tặng đến thầy cô những lời chúc ý nghĩa, cùng ôn lại những kỷ niệm… là đủ. Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Với truyền thống hiếu học có từ lâu của dân tộc ta, đây lại càng là một ngày lễ quan trọng.

Mùng 3 Tết cúng gì?

Mùng 3 Tết Kỷ Hợi 2019 cúng gì?

Không chỉ là ngày Tết thầy, mùng 3 còn thường là ngày đẹp để các gia đình thực hiện lễ hóa vàng – lễ tạ gia tiên và các vị thần phật. Theo lệ thường thì ngày 30 Tết (hoặc 29, với những năm có tháng 12 thiếu), mùng 1 và mùng 2, các gia đình sẽ làm cơm cúng tổ tiên liên tục để mời các cụ, các ông bà về ăn Tết với con cháu. Đến mùng 3 thì làm lễ tiễn các cụ về lại thế giới bên kia yên nghỉ. Tùy theo từng vùng mà ngày hóa vàng khác nhau, nhưng thường thấy nhất là làm vào ngày mùng 3.

Mâm lễ cúng theo lệ thường sẽ bao gồm: hương, vàng mã, hoa, trầu cau, rượu, đèn hoặc nến, lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn đặc trưng ngày Tết như thịt gà, bánh chưng, dưa hành, miến, giò lụa… Sắp lễ đặt lên ban thờ xong xuôi thì kính cẩn đứng trước ban thờ đọc bài văn khấn lễ tạ năm mới, sau đó thắp hương.

Sau khi hương cháy hết thì hạ lễ, và mang các đồ vàng mã ra hóa (đốt). Tiền vàng hóa trước, sau đó đến các đồ dùng như quần áo, mũ mão… Vì vậy mới gọi là lễ hóa vàng. Đây cũng là thời điểm chính thức hết Tết, các gia đình trở lại làm việc và sinh hoạt bình thường.

MINH TUẤN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement