Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mua tour du lịch nước ngoài cần phải ký kết hợp đồng nếu không muốn 'tiền mất tật mang'

Khách hàng phải đề nghị ký hợp đồng với các điều khoản chi tiết để ràng buộc trách nhiệm các bên, có căn cứ khi giải quyết tranh chấp phát sinh.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT & BVNTD) – Bộ Công Thương cho biết, từ đầu năm đến nay xảy ra khá nhiều vụ việc kháchdu lịch khiếu nại các hãng lữ hành không ký kết hợp đồng với khách mua tour dẫn đến trường hợp nảy sinh tranh chấp khi có sự cố.

Cụ thể, theo khiếu nại từ người tiêu dùng, một số công ty không ký kết hợp đồng tour với người tiêu dùng dù họ yêu cầu từ ban đầu. Công ty cam kết đã hoàn thiện xong mọi thủ tục liên quan đến visa cho khách hợp pháp để nhập cảnh vào nước du lịch để người tiêu dùng nộp đủ 100% phí tour.

Mua tour du lịch hành khách phải chú ý một số điều khoản nếu không muốn mất tiền mà phải ngồi ở nhà. Ảnh minh họa
Mua tour du lịch hành khách phải chú ý một số điều khoản nếu không muốn mất tiền mà phải ngồi ở nhà. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, một ngày trước giờ khởi hành, công ty thông báo visa của 1/2 thành viên trong đoàn không được cấp do yếu tố an ninh và yêu cầu khách còn lại bắt buộc phải đi theo lịch trình đã đăng ký ban đầu. Với trường hợp người tiêu dùng bị từ chối cấp visa, công ty chỉ hoàn tiền visa chứ không hoàn tiền chi phí tour. 

Với những trường hợp này thì Cục CT & BVNTD khuyến cáo hành khách nên đề nghị ký hợp đồng với các điều khoản chi tiết để ràng buộc trách nhiệm các bên, đồng thời, có căn cứ khi giải quyết tranh chấp phát sinh.

Đồng thời lựa chọn công ty tổ chức tour du lịch uy tín, có năng lực và kinh nghiệm. Trong trường hợp quyền lợi bị ảnh hưởng, người tiêu dùng có thể liên hệ với Sở Công Thương, Hội Bảo vệ người tiêu dùng các tỉnh thành phố hoặc liên hệ trực tiếp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương  để được tư vấn, hỗ trợ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong 8 tháng đầu năm 2019, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT & BVNTD) – Bộ Công Thương tiếp tục tiếp nhận và giải quyết số lượng lớn các phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng.

Chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nhóm hành vi bị khiếu nại là hành vi về Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Nhóm hành vi này chiếm 36% tổng số khiếu nại tới Cục. Trong đó, nội dung khiếu nại chủ yếu tập trung vào việc doanh nghiệp thu thập trái phép thông tin của người tiêu dùng, không ghi nhận yêu cầu chỉnh sửa thông tin của người tiêu dùng, dẫn tới việc tiếp tục sử dụng thông tin của người tiêu dùng vào các mục đích xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Nhóm hành vi có tỷ lệ khiếu nại cao liên quan đến các nội dung về Giao kết hợp đồng, cụ thể: không tạo điều kiện để người tiêu dùng tìm hiểu và nghiên cứu nội dung hợp đồng trước khi ký; không tư vấn đầy đủ thông tin về hợp đồng trước khi ký; không gửi bản sao hợp đồng để người tiêu dùng lưu trữ sau khi ký; nội dung hợp đồng không đúng như nội dung tư vấn ban đầu… Nhóm hành vi này chiếm tỷ lệ 22% trong tổng số các khiếu nại gửi tới Cục.

Nhóm tỷ lệ tiếp theo chiếm 16% tổng số khiếu nại liên quan đến hành vi cung cấp thông tin. Theo đó, người tiêu dùng khiếu nại việc tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, không thuận tiện… dẫn đến người tiêu dùng khó khăn hoặc bị hiểu nhầm trong việc đưa ra quyết định mua bán, sử dụng dịch vụ.

Nhóm hành vi liên quan đến số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng chiếm tỷ lệ cao tiếp theo là 12%. Các hành vi này chủ yếu liên quan đến việc giao hàng chậm, số lượng, chất lượng hàng không đúng như nội dung quảng cáo, trong đó, phần lớn giao dịch liên quan của người tiêu dùng được thực hiện thông qua các sàn thương mại điện tử hoặc qua các trang mạng xã hội.

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement