Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mua smartphone trả góp kiểu mới ở Ấn Độ: Trả góp hãng tháng, trễ hạn bị khóa máy

Khoa học - Công nghệ

27/03/2021 19:39

Các công ty cho vay đang chuyển sang sử dụng các ứng dụng cho vay cưỡng chế có khả năng "khóa" smartphone nếu khách hàng thanh toán chậm trễ.
news

Tháng 12 năm ngoái, Roshan Zameer, 28 tuổi rơi vào trạng thái hoảng loạn khi điện thoại của anh bất ngờ dừng hoạt động. Zameer là một thợ sửa điện ở ngoại ô Bangalore, Ấn Độ. Thông báo xuất hiện trên màn hình viết: "Vui lòng thanh toán khoản nợ qua trang web của chúng tôi để mở khóa thiết bị của bạn".

Điện thoại Samsung Galaxy A71 của anh sau đó đã bị chặn bởi một ứng dụng cài đặt sẵn, hạn chế quyền truy cập vào tất cả các chức năng của điện thoại, bao gồm cả gọi điện.

vnreview-vn_2182812(1).jpg

Zameer đã mua chiếc điện thoại cũ này thông qua kênh bán hàng trực tuyến vào tháng 8. Hóa ra, chủ sở hữu ban đầu của nó đã mua máy bằng hình thức trả góp hàng tháng (EMI). Zameer không hề biết điều đó cho đến khi nhận thông báo phải thanh toán tiền trả góp. Khoảng 15 ngày sau khi mua máy, thiết bị tự động khóa và cảnh báo anh đã trả chậm số tiền 40 USD. Kể từ đó, anh chàng này lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phải trả góp hàng tháng để tiếp tục sử dụng máy.

Thông báo gửi tới Roshan Zameer viết rằng, smartphone Samsung của anh sẽ bị khóa cho đến khi anh ấy thanh toán số tiền 23 USD. Zameer đã mua điện thoại cũ trực tuyến mà không nhận ra rằng nó được mua theo hình thức cho vay.

Mặc dù hầu hết người dân Ấn Độ có thể tiếp cận với những chiếc smartphone giá rẻ nhất (rẻ nhất khoảng 78 USD) nhưng người dân Ấn Độ trung bình vẫn cần làm việc 63 ngày để đủ tiền mua một chiếc smartphone. Đó là lý do tại sao hình thức tài trợ hoặc trợ giá mua smartphone đã trở thành động lực quan trọng trong tăng trưởng doanh số tại thị trường tỷ dân. Theo công ty nghiên cứu thị trường International Data Corporation, ước tính có khoảng 40% - 60% smartphone cao cấp, khoảng từ 100 đến 400 USD được bán theo hình thức trả góp tại Ấn Độ.

Nhưng vào năm ngoái, một số nhà bán lẻ và cửa hàng trực tuyến đã tìm hướng tiếp cận bán hàng mới để tiến sâu hơn vào tầng lớp bình dân, đó là hình thức cho vay hay thế chấp smartphone.

Các nhà cung cấp smartphone sẽ cho khách hàng vay tiền để mua smartphone và họ sẽ phải trả tiền theo bảng thanh toán lãi suất của các công ty tín dụng. Tất nhiên, khách hàng sẽ phải chấp nhận cho bên bán cài một ứng dụng không thể xóa.

Ứng dụng này có nhiệm vụ theo dõi hành vi trả nợ trong suốt thời gian khách hàng vay. Chỉ cần một lần thanh toán trễ có thể dẫn đến việc smartphone của họ bị khóa ngay lập tức, khiến nó trở nên vô dụng.

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ cho vay và người bán smartphone, hình thức kết hợp bán hàng này mở ra một cách tiếp cận mới tầng lớp người tiêu dùng mới.

Tuy nhiên những người mua theo hình thức này cũng đang phải chịu những gánh nặng lớn gấp nhiều lần so với các hình thức trả góp trước đây. Bởi hình thức cưỡng chế trả nợ thông qua "khóa máy" sẽ khiến người vay tiền gặp áp lực rất lớn.

Trả góp theo kiểu cưỡng chế thúc đẩy người mua sớm trả các khoản vay hơn

Neel Juriasingani là người có kinh nghiệm trong ngành viễn thông và là CEO của Datacultr, một start-up của Ấn Độ chuyên sử dụng thông tin của chính người vay để đòi tiền trả nợ. Sau khi được cài đặt, ứng dụng của Datacultr có quyền truy cập vào lượng dữ liệu khổng lồ, từ văn bản, hình ảnh và vị trí của người dùng.

Chia sẻ với tờ Rest of World, Juriasingani giải thích về nguồn gốc hình thành công ty: "Họ chỉ không đủ khả năng chi trả. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể phục vụ cho phân khúc này?".

Đối với các khách hàng thuộc tầng lớp thấp và trung lưu ở Ấn Độ, việc không đủ năng lực tài chính để mở tài khoản hoặc có tài sản thế chấp khiến việc đánh giá khả năng vay trả góp trở nên khó khăn hơn. Giải pháp của Juriasangi chính là một phần mềm tinh vi có khả năng kiểm soát và thực hiện các hành động gây khó chịu cho chủ nhân để thúc giục chủ nhân sớm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả các khoản vay.

Trong vòng ba đến bốn tháng, ứng dụng sẽ thu thập đủ thông tin về những người này và tìm ra rủi ro hồ sơ khách hàng. Juriasangi cũng cho biết, ứng dụng của anh được cài đặt trên khoảng 1.800 điện thoại mua theo hình thức cho vay trên khắp Ấn Độ mỗi ngày, thậm chí là ở cả Malaysia, Bangladesh đến Bờ Biển Ngà.

Datacultr dùng nhiều kỹ thuật khác nhau để buộc người vay phải trả tiền. Ứng dụng bắt đầu bằng việc gửi lời nhắc bằng ngôn ngữ địa phương. Nếu người dùng bỏ lỡ lần trả nợ đầu tiên, nó sẽ thay đổi hình nền điện thoại. Ví dụ nếu dữ liệu thu thập của Datacultr cho thấy, người dùng là một người thích chụp ảnh selfie, ứng dụng sẽ gửi thông báo mỗi khi mở chức năng camera. Nếu người dùng tiếp tục quên không trả khoản vay, các ứng dụng xã hội và nhắn tin hay sử dụng thường xuyên như Facebook hoặc Instagram sẽ dần bị chặn. Hạn chế lớn nhất và cuối cùng sẽ là tắt tất cả các chức năng của điện thoại.

Juriasingani cho biết, trong số các hành động của Datacultr, việc thay đổi hình nền điện thoại thường giúp thu hồi khoản nợ dễ nhất. Thay thế hình nền của gia đình hoặc bạn bè bằng các thông báo như "EMI của bạn đến hạn" khiến lời nhắc khó bị bỏ qua. Ông giải thích: "Chúng tôi thấy gần 50% người bị nhắc bằng cách này thanh toán trong vòng ba ngày sau đó và gần 70% sau bảy ngày". Juriasingani cho biết kỹ thuật này hoạt động "tuyệt vời" và việc nhìn thấy thông báo trên smartphone khoảng "100 lần một ngày" càng làm tăng tỷ lệ trả nợ cao hơn.

Ấn Độ là thị trường mới nhất triển khai hình thức cho vay cưỡng chế. PayJoy có trụ sở tại Thung lũng Silicon đã cung cấp giải pháp khóa từ xa, áp dụng cho hình thức bán smartphone có giá 300 USD dạng cho vay ở Mexico kể từ năm 2015. Đây là một trong những công ty lâu đời và tốt nhất cung cấp dịch vụ này. Phần mềm khóa độc quyền của PayJoy đã có mặt trên 1 triệu điện thoại.

Công ty đã cấp phép cho ứng dụng khóa điện thoại ở hơn 20 quốc gia, bao gồm Colombia, Guatemala và Indonesia. Cùng với Ấn Độ, thị trường châu Phi là bước đột phá mới nhất của họ thông qua quan hệ đối tác với nhà cung cấp smartphone hàng đầu của lục địa, ví dụ như Transsion.

Nhiều công ty công nghệ đa quốc gia lớn cũng đã bắt đầu cung cấp các ứng dụng khóa thiết bị của riêng họ. Vào tháng 7/2020, Google đã phát hành một ứng dụng khóa thiết bị hợp tác với nhà khai thác viễn thông lớn nhất của Kenya là Safaricom để người dùng ở quốc gia này có thể mua điện thoại 4G trả góp. Ứng dụng cho phép Safaricom hạn chế quyền truy cập từ xa vào các thiết bị sau bốn ngày nếu khách hàng không thanh toán. Samsung cũng hạn chế chức năng của thiết bị đối với trường hợp không thanh toán ở Ấn Độ, áp dụng với smartphone được mua thông qua chương trình Samsung Finance .

"Cho vay mua điện thoại" không phải là điều gì mới mẻ tại thị trường Ấn Độ và vài năm trước đây, khoản tài trợ này chỉ giới hạn cho những khách hàng có tài khoản ngân hàng và lịch sử sử dụng tín dụng. Điểm mới là hình thức cho vay mua điện thoại có thế chấp giờ đây đang chuyển hướng tiếp cận tới cả người tiêu dùng ở tầng lớp bình dân trong xã hội Ấn Độ.

Đó thường là những người không có tài khoản ngân hàng và mới lần đầu tiếp xúc với Internet. Đối với họ, một chiếc smartphone giá 300 – 400 USD không chỉ là một thứ xa xỉ mà còn là thứ mà họ sẽ phải vật lộn để đủ tiền mua nếu không mua theo hình thức trả góp này.

Còn tồn tại nhiều bất cập

Tuy nhiên hạn chế của hình thức cho vay này cũng đã được chỉ ra từ lâu. Mặc dù mô hình cho vay để mua smartphone mang lại lợi ích cho người dùng nhưng việc thiếu bảo vệ người tiêu dùng có thể dẫn đến các hoạt động cưỡng chế bất hợp pháp, nhất là khi xu hướng người tiêu dùng thu nhập thấp tại Ấn Độ sẵn sàng tham gia chương trình "mua ngay, trả sau" để sở hữu smartphone.

Tarunima Prabhakar, đồng tác giả của một báo cáo về hình thức cho vay nàyở Ấn Độ chỉ ra, các kỹ thuật cho vay cưỡng chế như khóa điện thoại thường được các cơ quan quản lý dung túng dưới chiêu bài như cung cấp tài chính cho tầng lớp thấp và trung lưu. Prabhakar nói:"Tôi nghĩ rằng giao dịch quyền riêng tưsẽ hợp lý nếu nó thực sự cho phép mọi người chuyển sang các sản phẩm tín dụng tốt hơn". Nhưngđáng buồn, để được lựa chọn giữa thẻ tín dụng và ứng dụng cho vay theo dõi vị trí và các địa chỉ liên hệ cung cấp cùng hạn mức tín dụng và lãi suất, người dùng vẫn sẽ chọn hình thức cho vay theo kiểu cưỡng chế này.

Ở Ấn Độ, trao đổi điện thoại có chứa phần mềm khóa thiết bị đã thúc đẩy sự xuất hiện của một nền kinh tế giao dịch bất hợp pháp. Để trốn tránh trách nhiệm với các khoản thanh toán bị ràng buộc, một số người sẵn sàng bán smartphone của họ trên các chợ đồ cũ hoặc cửa hàng giao dịch trực tuyến. Đây là nơi những người như Zameer vô tình trở thành con mồi của những người không có đủ khả năng chi trả tiền mua chiếc điện thoại đó. Trên thực tế, khoản nợ của chủ cũ lại bị đẩy sang cho chủ sở hữu mới vì hình thức mua điện thoại cho vay này không bị ràng buộc bởi người chi trả, miễn là họ trả đủ và hết khoản vay kèm tiền lãi.

Zameer cho biết chiếc điện thoại Samsung cũ của anh bị khóa hàng tháng cho đến khi anh trả đủ số tiền còn nợ. Zameer đang làm việc với chủ sở hữu cũ để lấy lại khoản tiền hoàn trả vì anh phải trả nợ thay cho người kia. Nhưng rồi cuối cùng anh ta đã chặn Zameer. Bây giờ, Zameer còn một khoản phí cần xử lý là 6 USD. Anh hy vọng rằng, TVS Credit, công ty cho vay tiền mua điện thoại sẽ không chặn điện thoại của anh chỉ vì một khoản phí nhỏ như vậy.

Zameer cho biết về nguyên tắc, anh ta sẽ không trả khoản phí 6 USD. Vì khoản vay đứng tên người cho vay đầu tiên nên nếu Zameer thanh toán, chính chủ sở hữu điện thoại ban đầu sẽ được hưởng lợi và khoản vay sẽ được xóa, đồng nghĩa với việc anh ta có thể đăng ký các khoản vay khác trong tương lai dễ dàng và lại đi lừa người khác.

Nếu điện thoại bị khóa, Zameer cho biết anh sẽ trả số tiền còn nợ và bán điện thoại Samsung. Anh cho biết sẽ cố gắng đảm bảo điện thoại đã được mở khóa trước khi bán nó. Zameer cho hay, anh không phải là người tâm địa xấu và cũng sẽ không bao giờ lừa dối một người chủ mới theo cách anh ta đã bị lừa.

Hiện tại điện thoại vẫn đang mở khóa. Zameer cho biết anh không bận tâm đến ứng dụng giám sát miễn là anh có thể tiếp tục sử dụng điện thoại. Dù sao anh cũng đang để mắt đến mộtchiếc smartphone 5G mới thay thế cho chiếc máy hiện tại.

TIẾN THANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ