Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mưa sao băng là gì, vì sao mưa sao băng Geminids lại đáng chờ đợi?

Du lịch & Ẩm thực

13/12/2018 00:25

Từ 22h ngày 13/12, người yêu thích thiên văn có thể bắt đầu quan sát hiện tượng mưa sao băng Geminids, nhưng lý tưởng nhất vẫn là sau nửa đêm.

Ngắm sao băng rơi không là thú vui của riêng ai. Giữa một trời đêm khuya sương lạnh lẽo không cản lại được sự ấm áp của một trái tim đam mê cái đẹp của bầu trời. Sau đây ta hãy cùng tìm hiểu về sao băng, một trong những điều tuyệt diệu của tự nhiên.

Mưa sao băng là gì

Bạn sẽ chẳng cần kính thiên văn cồng kềnh, hay ống nhòm đắt tiền; chẳng cần lên tận núi cao trống trải có tầm nhìn rộng để chiêm ngưỡng ”bữa tiệc sao rơi”. Tất cả những công cụ bạn cần chỉ là một chiếc túi ngủ (hay thậm chí chỉ là một chiếc chăn ấm) để nằm giữa bầu trời đêm sương và một chiếc đồng hồ báo thức để đánh thức bạn vào lúc đêm khuya. Và rồi chỉ cần nằm ở ngay sân sau nhà bạn, bầu trời sẽ tự mình mang đến màn trình diễn thiên văn tuyệt hảo nhất.

Sao băng là một viên đá trôi nổi ngoài không gian - hay còn gọi là thiên thạch - lao vào bầu khí quyển của trài đất. Khi viên đá vũ trụ rơi vào trái đất, lực cản của không khí lên nó - hay có thể hiểu theo cách khác là chúng ma sát với không khí - khiến cho nó trở nên vô cùng nóng. Đó chính là những sao băng mà chúng ta thấy được. Nhưng các vệt sáng đó cũng không hẳn là đá, đó là không khí nóng rực rỡ bị xé ra bởi viên đá nóng khi lao vào bầu khí quyển.

Khi trong một khoảng thời gian ngắn mà có nhiều viên đá vũ trụ rơi vào Trái Đất như thế, chúng ta gọi đó là mưa sao băng.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Vậy tại sao Trái Đất lại gặp nhiều viên đá vũ trụ rơi vào trong cùng một lúc như thế?

“Thủ phạm” ở đây chính là sao chổi. Cũng như Trái Đất và các hành tinh khác, chúng cũng có quỹ đạo quanh mặt trời. Nhưng không giống như quỹ đạo gần tròn - với tâm gần mặt trời - của các hành tinh, quỹ đạo của sao chổi thường khá lệch (lúc thì rất xa mặt trời, khi lại đến rất gần).

Khi sao chổi đến gần mặt trời, một phần bề mặt băng giá của chúng sôi lên, giải phóng rất nhiều hạt bụi và đá. Các mảnh tàn dư này được rải dọc theo quỹ đạo của sao chổi, đặc biệt là khi vào vòng trog của hệ mặt trời (nơi chúng ta sinh sống), nhiệt lượng mặt trời làm bốc hơi ngày càng nhiều băng giá và làm rơi vỡ nhiều mảnh vụn.

Đến một vài thời điểm trong năm, trên hành trình quanh mặt trời của trái đất, quỹ đạo sẽ cắt ngang qua đường đi của sao chổi, điều đó có nghĩa là trái đất sẽ va phải một loạt các mảnh tàn dư của sao chổi.

Nhưng đừng vội lo lắng!

Sao băng thường có kích thước nhỏ - chỉ từ như hạt bụi cho đến viên đá. Chúng hầu hết thường đủ nhỏ để bị đốt cháy nhanh chóng khi rơi vào bầu khí quyển của chúng ta, chính vì thế có rất ít khả năng một trong số chúng sẽ đâm sầm vào bề mặt trái đất. Đây cũng mà một cơ hội tốt để bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi sao rơi này vào nửa đêm.

Ảnh sao băng bị đốt cháy khi lao vào bầu khí quyển của chúng ta. Mưa sao băng Kim Ngưu - Taurids 2015 (Credit: Adam Trenholm)

Sao băng bị đốt cháy khi lao vào bầu khí quyển của chúng ta.Mưa sao băng Kim Ngưu - Taurid 2015 (Credit: Adam Trenholm)

Trong khi đang diễn ra một cơn mưa sao băng, những vệt sáng có thể xuất hiện từ bất cứ đâu, nhưng “đuôi” của chúng thì chỉ dường như chụm lại một điểm trên bầu trời đêm. Đó là do tất cả các sao băng bay đến chúng ta cùng một góc độ giống nhau, và khi chúng đến gần Trái Đất hơn thì hiệu ứng chiều sâu làm cho chúng trông như tách xa nhau ra. Nó giống như khi ta đứng ở giữa đường ray xe lửa và nhìn thấy như hai thanh ray gặp nhau tại một điểm ở xa.

Mưa sao băng được đặt tên theo chòm sao mà các sao băng xuất hiện, từ góc nhìn là ở trái đất. Ví dụ như mưa sao băng Orionids, diễn ra vào khoảng ngày 21 tháng 10 hàng năm, lấy theo tên chòm sao Thợ Săn (Orion), nơi mà các sao băng xuất hiện gần đó.

Ảnh phơi sáng trận mưa sao băng Thợ Săn 2014 (Credit: Slooh)
Mưa sao băng Thợ Săn - Orionid 2014 (Credit: Slooh)

Dưới đây là ngày, tháng của những cơn mưa sao băng lớn. Những khoảng thời gian mưa sao băng đạt cực điểm sẽ thay đổi một hoặc hai ngày tùy theo từng năm. Lưu ý: Nếu vào thời điểm có trăng tròn hoặc gần tròn, bạn có thể sẽ không quan sát thấy được nhiều sao băng. Có những năm thì quan sát tốt hơn các năm khác, số vệt sao rơi trong một giờ cũng khác nhau:

  • Mưa sao băng Quadrantids (đặt tên theo một chòm sao cổ Quadrans Muralis - Thước Phần Tư) diễn ra vào khoảng ngày 3-4/1.
  • Mưa sao băng Thiên Cầm (Lyrids) diễn ra vào khoảng ngày 21-22/4.
  • Mưa sao băng Anh Tiên (Perseids) diễn ra vào khoảng ngày 12-13/8.
  • Mưa sao băng Thợ Săn (Orionids) diễn ra vào khoảng ngày 21-22/10.
  • Mưa sao băng Sư Tử (Leonids) diễn ra vào khoảng ngày 17-18/11.
  • Mưa sao băng Song Tử (Geminids) diễn ra vào khoảng ngày 13-14/12.
9-1513331283_680x0

Sao băng để lại vệt sáng nổi bật trên bầu trời quang đãng ởTucson, Arizona, Mỹ. "Mưa sao băngGeminid rất đẹp", Eliot Herman, người chụp ảnh, nhận xét. Ảnh:Eliot Herman.

Mưa sao băng Geminids tối nay có gì đặc biệt mà đến Google, Facebook cũng phải nhắc?

Theo các chuyên gia ước tính, trong điều kiện trời quang, bạn có thể nhìn thấy tới 60 – 120 vệt sao băng/giờ. Trong khi đó, lượng sao băng trung bình ở các trận mưa sao băng khác chỉ dao động khoảng 30 - 50 vệt/giờ mà thôi.

Theo dự báo của Tổ chức sao băng quốc tế (IMO), tại Việt Nam, mưa sao băng sẽ bắt đầu từ khoảng 22h ngày 13/12 và đạt cực đại vào khoảng 1h sáng ngày 14/12. Thời điểm đạt đỉnh của mưa sao băng sẽ kéo dài trong khoảng 1 giờ, với tần suất cực điểm lên đến 100 - 120 vệt/giờ.

Do không trùng vào đợt trăng sáng nên người yêu thiên văn Việt Nam hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn mưa sao băng Geminids, với điều kiện không bị mây mù, bụi bặm che khuất.

7-1513331283_680x0
Sao băng rực sáng lao qua bầu trời ởTemecula, California, Mỹ. Ảnh:Newsweek.

Nhưng đáng tiếc là thời tiết miền Bắc dự báo có mưa nhỏ nên các bạn ở đây khó có cơ hội để chiêm ngưỡng sự kiện thiên văn lần này.Bởi điều kiện tiên quyết để có thể ngắm mưa sao băng đó là trời quang mây, không mưa mà.

Trong khi đó, thời tiết ở miền Trung và miền Nam không mưa, trời có nắng... nên những ai yêu thiên văn ở hai miền này sẽ vui hơn khi có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn trận mưa sao băng đẹp nhất năm này.

Hãy nhớ, chòm sao Gemini sẽ xuất hiện ở hướng Đông lúc nửa đêm,lên đỉnh vào khoảng 1h sángrồi sau đó lùi dần về bầu trời phía Tây.

Từ 22h ngày 13/12, người yêu thích thiên văn có thể bắt đầu quan sát hiện tượng, nhưng lý tưởng nhất vẫn là sau nửa đêm khi Geminids đã lên cao.

KHÁNH VY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement