Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mua hàng trên mạng: Mua thì dễ, đổi... "trần ai"

Việc các sàn giao dịch thương mại điện tử không rà soát đối tác chặt chẽ đã khiến lòng tin người dùng bị giảm khi quá nhiều sự cố.

Ồ ạt cạnh tranh

Tìm hiểu thị trường thương mại điện tử trên các trang Facebook cá nhân, không ai có thể đếm số người bán, với nhiều mặt hàng từ áo quần, trang điểm, phụ kiện... cùng nhiều lời rao có cánh để thu hút người có nhu cầu mua hàng.

Nếu như các page (trang) lập ra chủ yếu để bán hàng qua mạng thì nhiều hội nhóm cũng được thi nhau ra đời để phục vụ nhu cầu người dùng. Chỉ với một từ khóa "bán hàng" hay "mua hàng" về lĩnh vực liên quan, người có nhu cầu dễ dàng tìm thấy hàng loạt trang và nhóm mua bán. Điều này như giúp cho người có nhu cầu mua hàng qua mạng càng thêm dễ dàng hơn.

Song song với hội nhóm trên Facebook, mạng xã hội Zalo cũng là nơi tập hợp đông thành viên bán hàng qua mạng với tính năng Shop cho đủ mọi ngành nghề kinh doanh. Người dùng có thể tìm trên Zalo Shop từ hàng công nghệ, thời trang đến cả mỹ phẩm làm đẹp, thể thao... khi cần thiết.

Mua bán hàng qua Facebook, Zalo Shop đang được xem là trào lưu của giới kinh doanh không cần mặt bằng - Ảnh chụp màn hình
Mua bán hàng qua Facebook, Zalo Shop đang được xem là trào lưu của giới kinh doanh không cần mặt bằng - Ảnh chụp màn hình

Song song với Facebook hay Zalo Shop, một công cụ cũng được nhiều cá nhân, doanh nghiệp thực hiện để kinh doanh bán hàng qua mạng là lập trang web để chia sẻ lên tường nhằm thu hút lượng tương tác.

Theo thống kê Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong năm 2017 đã tăng 25% so với 2016, con số này được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2018. Điều này cho thấy thị trường thương mại điện tử nói chung tại Việt Nam đang khá phát triển trong thời gian qua.

Con số khả quan cũng giúp thị trường biến chuyển tích cực khi người mua dễ dàng tiếp cận món hàng ưa thích chỉ với vài cú click chuột. Cùng với dịch vụ vận chuyển được tăng cường từ Viettel, VNPost..., bức tranh thương mại điện tử tiếp tục mang đến cho người dùng nhiều tiện ích khi mua sắm.

Ngoài page và nhóm bán trên Facebook, Zalo, thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng ghi nhận nhiều sàn đẩy mạnh đầu tư cho người dùng. Sau khi Alibaba mua lại Lazada, hay Sendo mua lại 123mua của VNG, hoặc Tiki nhận được đầu tư lớn, đến lượt Amazon lên kế hoạch hỗ trợ người dùng bán hàng xuyên biên giới đang giúp thị trường nở rộ hơn bao giờ hết. Sự cạnh tranh dù mang đến cho người dùng nhiều tiện ích nhưng cũng bộ lộc nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết.

Mua dễ dàng, đổi trả khó khăn

Đó là ghi nhận chung của tình hình thương mại điện tử hiện nay khi cả người mua lẫn người bán đều cầm chừng cho sự lựa chọn cửa mình. Trong đó, người mua sợ mua hàng kém chất lượng khó đổi trả nên thường chọn hình thức COD (nhận hàng trả tiền). Người bán nhiều khi quảng cáo quá nhiều đã khiến người mua bội thực.

Ngoài ra, việc các sàn giao dịch thương mại điện tử không rà soát đối tác chặt chẽ đã khiến lòng tin người dùng bị giảm khi mua sắm trên mạng bởi gặp quá nhiều sự cố liên quan.

Trong tháng 3 vừa qua, theo khách hàng Trần Văn Triều (ngụ Nha Trang), anh mua sản phẩm quần ngủ trong tháng 1 qua Lazada, nhưng khi nhận hàng thì bị sứt chỉ và lỗi size. Vì vội không kiểm tra do hàng giao giờ tối lúc 20h nên khi phát hiện ra, anh phản ánh với Lazada thì hãng thông báo không đổi trả được, hàng chỉ đổi trả lúc nhận hàng dù theo anh Triều, anh có 7 ngày để đổi trả theo quy định.

Nokia 3310
Nokia 3310 "giá rẻ" vẫn bán đầy trên trang Lazada - Ảnh chụp màn hình.

Trong khi đó, khách hàng tên Minh (quận 10, TP.HCM) cho biết, ngày 9/2 vừa qua, anh đặt hàng cho hình thức giao hàng thu tiền món hàng máy hút bụi và dầu gội đầu. Tuy nhiên, mãi đến ngày 27/2, anh lại nhận email thông báo từ Lazada nói giao hàng không thành công do không liên lạc được với anh hoặc kiện hàng được hủy theo yêu cầu khiến anh bức xúc khi cho biết trong thời gian đó không có bất kỳ ai liên hệ anh để giao hàng. Không chỉ riêng Lazada, mà ứng dụng mua sắm Akulaku cũng bị khách "tố" giao hàng kích hoạt trước thay vì là hàng mới khi đặt mua.

Cụ thể, theo độc giả H.V.N (Long An), anh mua hàng qua ứng dụng Akulaku (thuộc Công ty TNHH Silvrr Vision, hiện đang hoạt động tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam) cho sản phẩm Galaxy J7 Pro màu đen với thông tin hàng bảo hành chính hãng 12 tháng. Lúc nhận hàng ngày 27/2, anh kiểm tra thì được biết máy đã kích hoạt từ 10/2, tức trước đó 2 tuần. Khi phản ánh với Akulaku thì phía doanh nghiệp này cho biết do... lỗi từ Samsung lỡ kích hoạt cho lô hàng của họ. Điều này đã khiến anh V đưa sự việc đến hội bảo vệ người tiêu dùng để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Cuộc đua xuyên biên giới không dành cho hàng hóa kém chất lượng?

Đó là chia sẻ của đại diện Amazon khi hợp tác cùng Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam đào tạo kỹ năng bán hàng xuyên biên giới trên nền tảng của mình từ tháng 4 tới. Theo đó, ở sân chơi bán hàng xuyên biên giới, chất lượng hàng hóa được xem là tiêu chí hàng đầu nếu muốn người mua tin tưởng vào kênh bán hàng của mình.

Ông Phạm Tấn Đạt, đại diện sàn giao dịch xuyên biên giới Fado cho biết mặc dù lợi ích của thương mại điện tử xuyên giới đang khá mới tại Việt Nam, tuy nhiên bất cập cũng không phải là không có, nhất là với những mặt hàng kém chất lượng sẽ “không có đất sống”.

Ông Phạm Khánh nhấn mạnh xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới không là nơi cho loại hàng kém chất lượng đến được tay người mua.
Ông Phạm Khánh nhấn mạnh xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới không là nơi cho loại hàng kém chất lượng đến được tay người mua.

Chất lượng hàng hóa cũng được xem là đau đầu cho các nhà hoạch định chính sách thương mại điện tử khi vấn nạn hàng kém chất lượng vẫn vô tư bán tràn lan trên các sàn giao dịch hiện nay. Một vòng các sàn thương mại điện tử như Sendo, Lazada trong chiều 22/3, người viết vẫn thấy Nokia 3310 bán đầy với giá chỉ từ vài trăm ngàn, trong khi giá chính hãng sản phẩm là hơn 1 triệu đồng.

Mang thắc mắc liệu "việc hàng nhái hàng giả được bán dễ dàng có ảnh hưởng đến những người làm ăn chân chính khi bán hàng xuyên biên giới hay không?”, ông Phạm Khánh, người từng có 3 năm kinh nghiệm đưa hàng lên Amazon cho biết tùy vào sàn giao dịch sẽ có quy định riêng nhưng rất chặt để đảm bảo cho cả người mua và người bán.

Điển hình như với Amazon, người dùng cần có những giấy tờ cần thiết tương tự như việc đăng kí sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, doanh nghiệp cần giấy chứng nhận FDA đối với các mặt hàng chăm sóc sức khỏe cho con người và động vật. Do vậy, để có thị trường lớn, doanh nghiệp đòi hỏi phải tuân thủ luật chơi nếu không muốn bị thất bại.

MINH ĐỊNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement