Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mua đất nền dự án cần lưu ý gì?

Giấy tờ pháp lý, hợp đồng mua bán và thông tin chủ đầu tư chính là những điều khách hàng cần quan tâm khi mua đất nền dự án.

Hiện nay, tôi có ý định mua 1 lô đất dự án ở Huyện Long Thành, Đồng Nai. Tuy nhiên, thời gian qua, thấy báo chí nói nhiều về những chủ đầu tư lừa đảo tại khu vực này nên tôi hơi lo lắng. Vậy cho tôi hỏi, khi mua đất dự án thì tôi phải kiểm tra những thông tin gì và giấy tờ pháp lý nào để không bị lừa?

Liên quan tới vấn đề này, Luật sư Lê Nguyễn Thế Hưng – Chủ tịch Công ty Luật TNHH Vega đã có một vài chia sẻ cho độc giả.

Luật sư Lê Nguyễn Thế Hưng – Chủ tịch Công ty Luật TNHH Vega
Luật sư Lê Nguyễn Thế Hưng – Chủ tịch Công ty Luật TNHH Vega

 Theo Luật sư Hưng, để hạn chế rủi ro hoặc gặp phải các vấn đề pháp lý, khi quyết định muađất nền dự án, khách hàng nên nắm bắt và tìm hiểu một số quy định và thông tin cơ bản vềđất nền dự án như sau:

Thứ nhất là về pháp lý dự án.

Trước tiên, lô đất này phải đảm bảo và đáp ứng điều kiện để được phép giao dịch.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 94 Luật Đất đai về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê

1. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định của Chính phủ về điều kiện loại đô thị để cho phép chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô sau khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và nghĩa vụ tài chính về đất đai;

b) Đối với các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở thì được chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có Giấy chứng nhận. Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thực hiện dự án đầu tư đúng theo tiến độ đã được phê duyệt.

Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đất đai về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê, thì:

1. Điều kiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền, bao gồm:

a) Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;

b) Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;

c) Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);

d) Dự án thuộc khu vực, loại đô thị được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Chủ đầu tư dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại các khu vực không nằm trong địa bàn các quận nội thành của các đô thị loại đặc biệt; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.

3. Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tự xây dựng nhà ở phải thực hiện việc xây dựng nhà ở theo đúng giấy phép xây dựng, tuân thủ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị đã được phê duyệt.

4. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.

“Điều này có nghĩa chủ đầu tư phải hoàn tất các điều kiện pháp lý theo quy định thì sản phẩm (đất nền) mới được đưa ra giao dịch. Vì vậy, người mua nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các giấy tờ pháp lý như văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh sau khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và nghĩa vụ tài chính về đất đai, Ngoài ra, người mua cần chú ý đến quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án vì khi có nhu cầu xây dựng nhà ở trên phần đất đó thì sẽ phải tuân theo bản thiết kế - quy hoạch này”, Luật sư Hưng nói.

Thứ hai là về hợp đồng trong giao dịch.

Khi đáp ứng được các tiêu chí trên và tiến tới thỏa thuận chuyển nhượngđất nền, thì các cam kết trước đó về tiện ích, thời hạn bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều khoản phạt vi phạm về nghĩa vụ của các bên… cần thể hiện rõ trong hợp đồng, bởi đây là cơ sở giải quyết khi tranh chấp phát sinh.

Pháp lý dự án chính là điều quan trọng, giúp khách hàng tránh rơi vào cảnh
Pháp lý dự án chính là điều quan trọng, giúp khách hàng tránh rơi vào cảnh "tiền mất tật mang"

 Theo Luật sư Hưng, hiện nay, có nhiều chủ đầu tư chưa đáp ứng được điều kiện để được phân lô, bán nền, hoặc thực hiện dự án nhà ở thương mại… nhưng vẫn tiến hành đưa vào giao dịch với khách hàng dưới dạng hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác…

Với những hợp đồng dạng này, khách hàng sẽ thanh toán tiền mua đất trên danh nghĩa góp vốn, đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện dự án là xây dựng căn nhà trên đất theo thiết kế do chủ đầu tư đã xin phép trước đó.

Tuy nhiên, khi ký kết hợp đông theo hình thức này, thì người mua có nguy cơ gặp phải những rủi ro như: chủ đầu tư không thể tiến hành thủ tục tách sổ sang tên cho khách hàng vì tổng thể dự án chưa tiến hành xong, hoặc khi đưa tranh chấp ra Tòa án giải quyết thì hợp đồng có khả năng cao bị tuyên vô hiệu, vì về bản chất là quan hệ mua bánđất nền nên hợp đồng góp vốn được xem là giả tạo.

Lý do là bởi theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP thì: “… Bên tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết quy định tại điểm này chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận trong hợp đồng; chủ đầu tư không được áp dụng hình thức huy động vốn quy định tại điểm này hoặc các hình thức huy động vốn khác để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn, trừ trường hợp góp vốn thành lập pháp nhân mới để được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở”.

Một điều quan trọng nữa, là người mua cần tìm hiểu thông tin về năng lực, uy tín của chủ đầu tư.

“Việc ký kết với chủ đầu tư có uy tín, năng lực trên thị trường thì người mua sẽ hạn chế rủi ro sẽ gặp phải. Với những chủ đầu tư không có năng lực, nhất là năng lực tài chính thì có nguy cơ số tiền được thanh toán sẽ không dung vào đúng mục đích thực hiện dự án do chủ đầu tư phải xoay vòng nguồn vốn để thực hiện các dự án hoặc vào mục đích khác, và hậu quả là dễ dẫn đến việc không có khả năng bàn giao sản phẩm như mong muốn, cam kết và thỏa thuận trong hợp đồng”, Luật sư Hưng chốt lại. 

MINH NGHĨA
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement