Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Một thương vụ trao đổi BOT?

Doanh nghiệp

25/06/2018 22:39

Hẳn nhiều người vẫn chưa quên câu chuyện bất đồng giữa nhóm chủ đầu tư BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ. Câu chuyện mà VietTimes đã đề cập trong vệt bài “Cuộc chiến “chia bánh dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ”.

Và không chỉ VietTimes, đó là đề tài nóng với cả giới báo chí cũng như dư luận xã hội những ngày đầu hè oi ả tròn hai năm về trước.

"Cuộc chiến “chia bánh dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ" từng làm dậy sóng dư luận. (Ảnh: Internet)

Tất cả được “châm ngòi” bởi tố cáo của một thành viên trong liên danh trong 3 nhà đầu tư dự án này, cụ thể là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1).

Cienco 1 tố rằng Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ (MPC; doanh nghiệp dự án được lập nên bởi liên danh nhà đầu tư) đã không minh bạch trong công tác thu phí, thậm chí nghi ngờ rằng công ty này đã gian lận, báo cáo số thu thấp hơn thực tế.

Song như VietTimes đã từng bình luận, câu chuyện thu phí có lẽ chỉ là bề nổi của vấn đề.

Bởi trong 3 thành viên liên danh nhà đầu tư dự án BOT hơn 6.000 tỷ đồng này thì Cienco 1 – cái tên có thương hiệu nhất, có thế mạnh nhất trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, có quan hệ “trực hệ” nhất với Bộ Giao thông – lại chỉ được “miếng bánh” nhỏ, chiếm 18% cổ phần.

Trong khi đó, “miếng bánh” lớn nhất và giữ quyền quyết đáp  – chiếm 65% cổ phần – lại được dành cho Công ty CP Đầu tư Phát triển Minh Phát (Minh Phát), một pháp nhân rất non trẻ và chưa có thương hiệu gì trong ngành. Thành viên còn lại trong liên danh - Công ty CP Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành (Phương Thành) - tuy nắm giữ lượng cổ phần nhỏ nhất (17%) nhưng lại chẳng phải sốt ruột hay bức xúc gì. Họ được cho là cùng “dơ” với Minh Phát và ông chủ Phương Thành cũng đồng thời đứng tên Chủ tịch MPC.

Thực tế oái oăm này là nguồn căn của các cơn “sóng ngầm” bên trong lòng dự án. Mà tố cáo gian lận thu phí chỉ là một trong những biểu hiện bề nổi, xuất hiện một cách có chủ đích.

Hơn nữa, cũng nên hiểu về Cienco 1 và ông chủ quyền lực đứng sau nó…

Cienco 1 của ai?

Cienco 1 được ví như cánh chim đầu đàn trong các tổng công ty công trình giao thông của Bộ Giao thông Vận tải, với hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển.

Năm 2014, đơn vị xây lắp có quy mô lớn nhất trong lĩnh vực xây dựng cầu đường này đã chính thức cổ phần hóa. Quá trình thoái nốt phần vốn còn lại của Nhà nước ở Cienco 1 sau đó được diễn ra nhanh chóng và triệt để. Chỉ một năm sau, Cienco 1 được sở hữu 100% bởi các ông chủ dân doanh.

Quá trình sở hữu của các ông chủ dân doanh ở đây cũng có nhiều xê dịch, các cổ đông lớn liên tục đến rồi đi tại Cienco 1; từ Công ty TNHH Thiết bị Xây dựng Hồng Hà, CTCP Máy Xây dựng Hassyu, CTCP Kỹ thuật Nền móng và Công trình ngầm Fecon, CTCP Hạ tầng Fecon, đến CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS)... Duy chỉ có Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh – cổ đông chiến lược - thể hiện sự gắn bó lâu dài.

Cienco 1 của ai? (Ảnh: Báo Đấu thầu)
Cienco 1 của ai? (Ảnh: Báo Đấu thầu)

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất sau soát xét năm 2017 của Cienco 1 thì tính đến cuối năm này, Cienco 1 đang có 4 cổ đông lớn, là: Công ty cổ phần An Hiền (24,5%); CTCP Đầu tư Cái Mép (16,8%); CTCP Thương mại Nước giải khát Khánh An (19,1%); Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh (28,5%).

Riêng 4 cổ đông này đã sở hữu gần 90% cổ phần Cienco 1. Có nghĩa, mọi quyết sách của tổng công ty sẽ do nhóm này chi phối. Và tất nhiên, câu chuyện tố cáo BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ sẽ cần phải có chủ trương từ nhóm này.

Nhóm cổ đông này, về hình thức là những pháp nhân độc lập, nhưng không loại trừ khả năng đều phát từ một gốc.

Trong đó có thể tạm coi Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh (từ tháng 4/2017, đổi tên thành CTCP Tập đoàn Yên Khánh; viết tắt: Yên Khánh) như là “hạt nhân”. Yên Khánh cũng là cái tên đã vào Cienco 1 đầu tiên và đầy tính chính danh: nhà đầu tư chiến lược.

Yên Khánh được được thành lập năm 2005, có trụ sở tại 35-37 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM, một thời gian dài do bà Vũ Thị Hoan (sinh năm 1985) - Chủ tịch HĐQT – làm đại diện. Bà Hoan cũng là cổ đông lớn nhất tham gia nắm giữ số vốn điều lệ 1.250 tỷ đồng của Yên Khánh, với tỷ lệ 69,5%, bên cạnh hai cổ đông họ Đinh, là: Đinh Thị Hiên (30%) và Đinh Ngọc Liên (0,5%). Nên biết, mẹ bà Hoan cũng là người họ Đinh gốc Ninh Bình (bà Đinh Thị Lựu).

Còn CTCP An Hiền (An Hiền), cổ đông sở hữu 24,5% cổ phần Cienco 1 này thành lập năm 2006, do ông Đoàn Minh Toàn – Tổng Giám đốc – làm đại diện. Ông Toàn (SN 1982), nên biết, là chồng và Vũ Thị Hoa (SN 1984) – chị gái của bà Vũ Thị Hoan. Có giai đoạn An Hiền cũng được trực tiếp đứng tên bởi người họ Đinh, chẳng hạn như khi bà Đinh Thị Thương (SN 1987, thường trú tại Phú Thượng – Khánh An – Yên Khánh – Ninh Bình) làm Tổng Giám đốc.

CTCP Thương mại Nước giải khát Khánh An (Khánh An) – pháp nhân sở hữu 19,1% cổ phần Cienco 1 – tuy đăng ký trụ sở tại Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh nhưng cũng được thành lập bởi 2/3 cổ đông sáng lập là người xã Khánh An – Yên Khánh – Ninh Bình, là: ông Đinh Ngọc Hùng (20%) và bà Lê Thị Hoa (15%). Được biết, Khánh An là một trong 3 cái tên trong liên danh nhà đầu tư dự án BOT 2.500 tỷ đồng đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa; Đầu tháng 3/2018 vừa rồi, Cienco1 đã thông qua quyết định mua lại cổ phần/phần vốn góp của Khánh An tại dự án này.

CTCP Đầu tư Cái Mép – cổ đông sở hữu 18,6% cổ phần Cienco 1 – thành lập năm 2006, từng có giai đoạn do bà Vũ Thị Hoa – chị gái bà Vũ Thị Hoan và là vợ ông Đoàn Minh Toàn – đại diện. Tháng 8/2017 vừa rồi, cương vị này được chuyển qua cho ông Bùi Duy Nhân (SN 1970).

Cienco 1 và bóng hình Út
Cienco 1 và bóng hình Út "trọc"... (Ảnh: Internet)

Ông Bùi Duy Nhân, đáng nói, cũng chính là người đã thay ông Đinh Ngọc Hệ (Út “trọc”) đảm nhận cương vị Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn vào cuối năm 2017 vừa rồi.

Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn của Út “trọc”, như đã biết, có quan hệ rất chặt chẽ với Cienco 1 và Yên Khánh, đặc biệt là trong các dự án BOT giao thông.

Quan sát sự gắn bó ấy, có người đã nói rằng, Yên Khánh hay Cienco 1 chính là hai trong số rất nhiều những công ty sân sau hay doanh nghiệp thuộc tầm ảnh hưởng của “anh Út”. Tuy nhiên, khi kết quả điều tra vụ án Út “trọc” vẫn chưa được công bố, nhận định này e rằng có phần phiến diện.

Để đánh giá đúng tầm mức lũng đoạn của nhân vật được miêu tả là Út “Bộ trưởng”, một trong những việc cần thiết trước tiên là xác định và nhận diện chính xác “hệ sinh thái” mà ông Đinh Ngọc Hệ chi phối. Trong đó, có thể bao gồm cả việc rà soát Cienco 1 và các cổ đông lớn của nó (nếu cần) như: Yên Khánh, An Hiền, Khánh An, Cái Mép.

Lưu ý rằng, Yên Khánh, An Hiền, Khánh An hay Cái Mép không chỉ có khoản đầu tư vào Cienco 1 và nhóm này cũng không chỉ có các dự án đồng hành cùng Cienco 1…

Một thương vụ trao đổi BOT

Những xôn xao tại dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, mà Cienco 1 là bên “khuấy động”, sớm nổi rồi cũng lại sớm chìm.

Có lẽ cũng chẳng mấy ai quan tâm sự việc đã được giải quyết ra sao, Cienco 1 và hai cổ đông còn lại của MPC đã thỏa hiệp bằng cách nào.

Thông tin sau đây có thể gợi ra những hình dung:

Ngày 27/12/2016, Tổng Giám đốc Cienco 1 có tờ trình số 1154A/TCT-QHCĐ gửi Hội đồng quản trị về việc: “Đề nghị HĐQT TCT phê duyệt chủ trương chuyển nhượng phần vốn góp của TCT tại Công ty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ và đầu tư mua lại cổ phần tại Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng”.

Căn cứ kế quả xin ý kiến của các thành viên HĐQT, ngày 06/01/2017, Hội đồng quản trị Cienco 1 đã ban hành liên tiếp hai quyết định, số 02 và 03/QĐ-HĐQT.

Tại Quyết định số 03, HĐQT Cienco 1 đã phê duyệt chủ trương chuyển nhượng phần vốn góp của tổng công ty này tại CTCP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ (MPC). Cụ thể, Cienco 1 sẽ bán toàn bộ 18% phần vốn góp tại MPC, tương đương 14.817.258 cổ phần, với giá trị theo mệnh giá là 148.172.580.000 đồng. Giá chuyển nhượng sẽ được thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính của Cienco 1 và pháp luật của Nhà nước.

Nhà đầu tư mua cổ phần là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành.

Quyết định nêu rõ 02 điều kiện tiên quyết để thực hiện chuyển nhượng: (1) Bộ GTVT có văn bản chấp thuận Tổng công ty được chuyển nhượng cổ phần; (2) Có văn bản của tổ chức tín dụng tài trợ vốn cho dự án đồng ý để Tổng công ty chuyển nhượng cổ phần cho Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng.

HĐQT ủy quyền cho Tổng Giám đốc Cienco 1 tổ chức triển khai theo quy chế quản lý của Tổng công ty để chuyển nhượng cổ phần tại MPC.

Dự án BOT cầu Bạch Đằng có quy mô đầu tư lên đến 7.000 tỷ đồng. (Ảnh: Internet)
Dự án BOT cầu Bạch Đằng có quy mô đầu tư lên đến 7.000 tỷ đồng. (Ảnh: Internet)

Trong khi, tại Quyết định số 02, HĐQT Cienco 1 đã phê duyệt chủ trương mua lại toàn bộ số cổ phần thuộc sở hữu của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Công Thành (Công Thành) tại Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng.

Giá chuyển nhượng sẽ được thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính của Cienco 1 và pháp luật của Nhà nước. 02 điều kiện tiên quyết để thực hiện chuyển nhượng cũng là: (1) Bộ GTVT có văn bản chấp thuận Phương Thành và Công Thành được chuyển nhượng cổ phần cho Cienco 1; (2) Có văn bản của tổ chức tín dụng tài trợ vốn cho dự án đồng ý để Phương Thành và Công Thành chuyển nhượng cổ phần cho Cienco 1.

Được biết, tỷ lệ sở hữu của Phương Thành và Công Thành tại BOT cầu Bạch Đằng cùng là 9%, với quy mô sở hữu của mỗi bên là 7.695.000 cổ phần.

Như vậy, sau khi mua lại 15.390.000 cổ phần (153.900.000.000 đồng theo mệnh giá) từ Phương Thành và Công Thành, Cienco 1 sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại BOT cầu Bạch Đằng thêm 18% - đúng bằng tỷ lệ mà họ dự định sẽ thoái tại BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Đến đây, sẽ có người cho rằng, Cienco 1 và nhóm Phương Thành (Công Thành ở BOT cầu Bạch Đằng và Minh Phát ở BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ thực ra đều cùng một chủ) đang định thực hiện một thương vụ trao đổi BOT.

Nhận định này không hẳn là không có cơ sở. Trao đổi với VietTimes, ông Phạm Văn Khôi – Chủ tịch Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành xác nhận về kế hoạch chuyển nhượng cổ phần tại 2 dự án BOT cầu Bạch Đằng và Pháp Vân – Cầu Giẽ giữa công ty của ông và Cienco 1.

“Chuyển nhượng để làm gì? Để tập trung quản lý cho thuận lợi thôi. Chứ một nhà đầu tư lại đi chia làm 3 dự án, một dự án chia làm 3 nhà đầu tư. Thế thôi bây giờ mỗi ông gom vào mà làm, vậy có phải thuận lợi không, hiệu quả hơn không” - ông Khôi nói.

Tuy vậy, theo ông Khôi, tất cả cũng mới chỉ là dự kiến, chuyển nhượng trên thực tế vẫn chưa được hoàn tất. Bởi lẽ vướng quy định tại Điều 43 Nghị định 63/2018/NĐ-CP: “Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án đã ký kết cho bên cho vay hoặc nhà đầu tư khác sau khi hoàn thành xây dựng công trình đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc sau khi chuyển sang giai đoạn vận hành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.”

“Cái đó mới chỉ dự kiến thôi. Chứ đến bây giờ đã được cơ quan nhà nước chấp thuận đâu” -Chủ tịch Phương Thành thông tin.

Việc chuyển nhượng chính thức, đúng như lời ông Khôi nói, cần phải thực hiện theo đúng các quy định pháp luật có liên quan, với sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, khi Tổng Giám đốc Cienco 1 làm văn bản “đề nghị HĐQT TCT phê duyệt chủ trương chuyển nhượng phần vốn góp của TCT tại Công ty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ và đầu tư mua lại cổ phần tại Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng”, có thể việc chuyển nhượng đã được “ngầm định” thống nhất giữa các bên.

Nếu thực sự muốn, Cienco 1 có thể ủy quyền cho Phương Thành thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tại BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ. Cũng như, Phương Thành và Công Thành có thể ủy quyền cho Cienco 1  thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tại BOT cầu Bạch Đằng.

Về BOT cầu Bạch Đằng, nên biết, đây là một siêu dự án, với tổng mức đầu tư lên tới hơn 7.600 tỷ đồng. Nhà đầu tư thực hiện dự án là một liên danh gồm 8 cái tên: Công ty CP Đầu tư Cái Mép; Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi; Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc; Cienco 1; Công ty CP Đầu tư và xây dựng giao thông Công Thành; Công ty CP Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành; Công ty CP Đầu tư và xây dựng Trung Nam; Tập đoàn SE (Nhật Bản).

Với 18% cổ phần dự kiến sẽ được nhượng lại từ Công Thành và Phương Thành, cộng với phần sở hữu sẵn có, Cienco 1 sẽ là thành viên có tiếng nói lớn tại dự án. Chưa kể những thành viên khác trong liên danh, chẳng hạn như Công ty CP Đầu tư Cái Mép, cũng là cái tên có quan hệ sở hữu với Cienco 1.

Hay như Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc, Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi - đây là 2 cái tên đã đồng hành cùng CTCP Thương mại Nước giải khát Khánh An - cổ đông lớn của Cienco 1 trong dự án BOT xây dựng tuyến đường nối tuyến đường nối từ cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi khu du lịch quốc gia Sa Pa. Đáng chú ý, cách đây ít ngày, Lào Cai đã chính thức báo cáo Trung ương xin chuyển dự án hơn 2.500 tỷ đồng này sang hình thức đầu tư khác.

XUÂN THẮNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement