Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Một số loại vàng phổ biến trên thế giới

Vàng - Ngoại tệ

25/06/2020 14:16

Vàng là một kim loại quý hiếm, có giá trị cao với khá nhiều loại vàng trên thị trường trang sức ngày nay, khó có thể phân biệt và nhận biết chúng.

Vàng trắng

Đầu tiên khi nói đến vàng trắng bạn cần biết đây là một kim loại khác với bạch kim, nhiều bạn hay nhầm lẫn hiểu bạch kim chính là vàng trắng.

Vàng trắng là một hợp kim của vàng và có ít nhất một loại kim loại có màu trắng, được tạo ra bằng công nghệ luyện kim đặc biệt với nhiều quy trình nghiêm ngặt. Trong đó có vàng là nguyên tố chính chiếm hàm lượng cao trong hợp kim, thường là 58,3% Au(14k) đến 75% Au(18k).

Qua nhiều thử nghiệm, người ta lựa chọn những kim loại quý với tỷ lệ thích hợp để nấu chảy cùng với vàng để thu được một hợp chất màu trắng đây được gọi là vàng trắng.

Thành phần của nó gồm có vàng và các kim loại quý hiếm như niken, mangan hay paladium... Do tính chất đặc biệt của hợp kim nên màu vàng của vàng đã mất trong quá trình tinh luyện.

Hợp kim giữa vàng trắng và palladium thì mềm, dễ uốn thích hợp để kết hợp với trang sức gắn đá quý. Ngoài ra nó cũng kết hợp với các kim loại khác như đồng, bạc để tăng khối lượng và độ bền và điều quan trọng hơn là giảm giá thành sản phẩm.

Vàng trắng có màu trắng tinh khiết, ánh kim lấp lánh cùng với đặc tính cứng, dẻo khiến vàng trắng phản quang đàn hồi tốt, chịu đựng được mat sát, ít bị hao mòn biến dạng. Đặc biệt thường được sử dụng làm nguyên liệu chế tác sản phẩm từ kim cương.

Vàng tây là gì?

Vàng tây là một hợp kim với thành phần chính là vàng cùng các kim loại màu khác. Thông thường vàng tây sẽ được chia thành các loại vàng 8K, vàng 9K, vàng 10K, vàng 14K hay vàng 18K…

Cách tính tuổi vàng tây (hay còn gọi % hàm lượng vàng):

Theo quy định quốc tế thì vàng 24K được coi chứa tới 99,99% hàm lượng vàng. Muốn tính tuổi vàng tây (hay còn gọi % hàm lượng vàng) bạn sẽ lấy số K chia cho 24.

Ví dụ: muốn biết tuổi vàng 18K bạn lấy 18 chia cho 24, được kết quả là 0.75. Như vậy vàng 18K sẽ chứa 75% là vàng, các hợp kim khác chiếm 25% và nhiều người còn gọi là vàng bảy tuổi rưỡi.

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý cách tính trên đây còn có thể thay đổi theo tập quán của từng nước. Ví dụ tại Việt Nam, mặc dù được coi là vàng 18K nhưng hiện trên thị trường có tới 3 loại, đó là loại 68%, 70% và 75%

Đặc điểm của vàng tây:

Vàng tây có đặc tính dai, bền và cứng hơn nhiều so với vàng nguyên chất nên chúng được sử dụng rộng rãi để chế tác trang sức và tạo ra được nhiều kiểu mẫu nhiều chi tiết tinh tế.

Vàng ta và đặc điểm của chúng

Vàng ta còn được gọi bằng một cái tên khác là vàng 24K. Vàng ta là hợp kim với thành phần chính là vàng nguyên chất cùng một số ít kim loại quý khác. Tuy nhiên thành phần kim loại này chỉ chứa một lượng rất nhỏ.

Vàng ta được chia làm ba loại: 99.9%, 98.5% và 98.0%.

Vàng ta sở hữu màu vàng kim đậm. 

 Đặc điểm của vàng ta:

  • Vàng ta chứa lượng lớn hàm lượng vàng nguyên chất, nên chúng sở hữu màu vàng kim đậm. 
  • Vàng ta mềm, dễ xầy xước, chịu va đập kém. Chế tác trang sức bằng vàng ta gặp nhiều khó khăn vì chúng khá mềm nên khó tạo kiểu và khó gắn hay kết hợp các loại đá quý lên.
  • Ở Việt Nam, vàng ta được sử dụng như một khoản tiết kiệm khác của người dân, dùng làm quà tặng trong các dịp cưới hỏi hay đám tiệc.  
  • Không nhiều người sử dụng vàng ta làm trang sức để đeo thường xuyên.
PHƯỢNG LÊ (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement