Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Một loạt đại hội cổ đông rất ‘nóng’ cùng diễn ra vào hôm nay

Chứng khoán

30/06/2020 06:00

Hôm nay, ngày cuối cùng của tháng 6 không chỉ là ngày có gần 20 doanh nghiệp chọn tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên, mà nhiều đại hội “nóng” cũng cùng diễn ra. Đáng chú ý là đại hội của Coteccons, đại hội của Eximbank sau những lùm xùm tranh chấp với cổ đông.

4 ngân hàng với 5 đại hội đồng cổ đông trong ngày cuối tháng 6

Ngày hôm nay, 30/6, được 4 nhà băng chọn tổ chức đại hội cổ đông. Trong đó, 2 đại hội được chờ đợi nhất và cũng sẽ nóng nhất là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), với đại hội cổ đông thường niên 2020 dự kiến diễn ra buổi sáng và đại hội cổ đông bất thường 2019 tổ chức vào 14h chiều. 

Eximbank cũng là ngân hàng duy nhất chưa tổ chức đại hội cổ đông năm 2019 sau nhiều lần tổ chức bất thành. Tại đại hội cổ đông thường niên 2020, trong buổi sáng, ngân hàng sẽ trình cổ đông mục tiêu lợi nhuận trước thuế 1.318 tỷ đồng, giảm đến 40% so với dự định đưa ra vào đầu năm, khi đại dịch COVID-19 chưa bùng phát.

Sự kiện quan tâm trong hôm nay là Eximbank tổ chức cùng lúc 2 đại hội động cổ đông chung một ngày. Ảnh: Eximbank. 
Sự kiện quan tâm trong hôm nay là Eximbank tổ chức cùng lúc 2 đại hội động cổ đông chung một ngày. Ảnh: Eximbank. 

Trong buổi chiều, theo yêu cầu của cổ đông lớn Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), Eximbank sẽ đại hội cổ đông bất thường năm 2019 miễn nhiệm vị trí thành viên HĐQT của ông Yasuhiro Saitoh, cắt giảm quy mô nhân sự HĐQT hiện tại từ 10 người xuống tối đa 7 thành viên, để giải quyết mâu thuẫn. 

Đáng chú ý, trong ngày 25/6, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết bầu ông Yasuhiro Saitoh nắm quyền Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015-2020 thay thế ông Cao Xuân Ninh đã từ nhiệm.

Ba nhà băng còn lại chọn tổ chức đại hội cổ đông trong hôm nay là Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), Saigonbank và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

Trong đó, VIB ngoài thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với lợi nhuận tối thiểu 4.500 tỉ đồng, còn mục tiêu quan trọng là trình cổ đông kế hoạch chuyển niêm yết cổ phiếu từ sàn UpCOM sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) ngay trong năm nay. 

Niêm yết cổ phiếu cũng là nội dung OCB trình cổ đông tại đại hội hôm nay. Ngân hàng này dự định niêm yết cổ phiếu trên HoSE.

Lùm xùm ở khối thượng tầng Coteccons 

Một đại hội được quan tâm hôm nay sau Eximbank là đại hội đồng cổ đông của Công ty CP Xây dựng Coteccons (CTD), tổ chức vào chiều nay.

Trước đại hội đúng 1 tháng, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bá Dương và Tổng giám đốc Nguyễn Sỹ Công liên tục bị cổ đông lớn yêu cầu từ nhiệm. Tại đại hội chiều nay, cổ đông sẽ bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT mới thay thế ông Nguyễn Sĩ Công và ông Trần Quyết Thắng từ chức. Hai ứng viên thay thế là ông Bolat Duisenov - CEO Kusto Việt Nam và ông Herwig Guido H. Van Hove - Tổng giám đốc của The8th.

Nếu việc bầu cử thành viên HĐQT mới được thông qua, lợi thế trong HĐQT của Coteccons sẽ không nghiêng về hướng ông Nguyễn Bá Dương. Ảnh: CTD.
Nếu việc bầu cử thành viên HĐQT mới được thông qua, lợi thế trong HĐQT của Coteccons sẽ không nghiêng về hướng ông Nguyễn Bá Dương. Ảnh: CTD.

HĐQT cũng trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm, bầu cử thay thế 2 thành viên Ban kiểm soát đối với ông Luis Fernando Garcia Agraz và ông Đặng Hoài Nam.

Và nếu như việc bầu cử thành viên HĐQT mới được thông qua, cán cân trong HĐQT của Coteccons sẽ nghiêng hẳn về Kusto Group. 

Trong kế hoạch kinh doanh năm nay, Coteccons dự kiến doanh thu giảm mạnh đến 33% và và lợi nhuận giảm 16% so với năm 2019, lần lượt đạt 16.000 tỷ đồng và 600 tỷ đồng. Song cổ đông Coteccons sẽ nhận cổ tức năm 2019 với con số đáng mơ ước, dự kiến tỷ lệ 30% bằng tiền mặt.

Thế “một cổ hai tròng” của Sabeco

 Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) hôm nay cũng tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2020.

 Sabeco xác định năm nay có thể ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất 6 năm qua. Cụ thể, doanh thu thuần sẽ chỉ ở mức 20.800 tỷ đồng, giảm 37% so với năm 2019; lợi nhuận sau thuế giảm đến 39%, về 3.252 tỷ đồng.

Trước dịch COVID-19, Sabeco đã công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 với lợi nhuận sau thuế tới 5.895 tỷ đồng. Như vậy, đại dịch COVID-19 khiến Sabeco có khả năng giảm gần một nửa lợi nhuận năm nay.

Không chỉ tác động bởi COVID-19, mà tình hình kinh doanh của Sabeco còn bị ảnh hưởng bởi Nghị định 100 cấm uống rượu bia khi lái xe.

Lợi nhuận sau thuế mà Sabeco đặt ra cho năm nay là mức thấp nhất lịch sử 6 năm qua. Đồ hoạ: Tất Đạt.
Lợi nhuận sau thuế mà Sabeco đặt ra cho năm nay là mức thấp nhất lịch sử 6 năm qua. Đồ hoạ: Tất Đạt.

Quý I/2020, Sabeco ghi nhận tồn kho lên tới 1.263 tỷ đồng, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, doanh thu giảm giảm gần một nửa so với quý cùng kỳ năm 2019, lãi ròng cũng giảm gần 600 tỷ, chỉ đạt 717 tỷ đồng.

Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cũng chọn ngày hôm nay tổ chức đại hội đồng cổ đông để thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020. Và y hệt Sabeco, kế hoạch kinh doanh của ông lớn bia Hà Nội không khả quan.

Habeco đặt chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính là 4.238,8 tỉ đồng, giảm gần một nửa so với thực hiện năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế rớt thảm, với con số bằng 49,4% thực hiện cả năm 2019, khoảng 248 tỉ đồng. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của Habeco từ năm 2009.

“Gia đình” Masan cùng đại hội cổ đông chung ngày cuối tháng 6

Theo tài liệuCông ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan)công bố, tại đại hội hôm nay, HĐQT Masan sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu thuần từ 75.000 - 85.000 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với thực hiện năm 2019.

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh về mức 1.000 - 3.000 tỉ đồng. Nguyên nhân do hợp nhất kết quả kinh doanh chuỗi VinMart, VinMart , một phần lợi nhuận sẽ phải bù đắp cho mảng mới vốn doanh thu cao nhưng đang lỗ.

Đặt ra doanh thu thuần từ 75.000 - 85.000 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi mức thực hiện năm 2019 nhưng lợi nhuận Masan năm nay giảm mạnh về mức 1.000 - 3.000 tỉ đồng, do phải bù đắp cho chuỗi Vinmart, Vinmart  đang lỗ. Ảnh: MS
Đặt ra doanh thu thuần từ 75.000 - 85.000 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi mức thực hiện năm 2019 nhưng lợi nhuận Masan năm nay giảm mạnh về mức 1.000 - 3.000 tỉ đồng, do phải bù đắp cho chuỗi Vinmart, Vinmart đang lỗ. Ảnh: MS

Cũng trong ngày, các công ty con của Masan là Masan Consumer Holdings, Masan MEATLife cũng tổ chức đại hội đồng cổ đông, thông qua với  kế hoạch kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận, huy động vốn.

Masan Consumer Holdings đặt mục tiêu doanh thu thuần tăng trưởng 24% đến 33%, đạt mức 23.000 - 24.500 tỉ đồng. Lãi sau thuế phân bổ cho cổ đông tăng 14%-22%, ước 4.600 - 4.900 tỉ đồng.

Năm nay, Masan Consumer sẽ tập trung gia tăng sự đóng góp từ các thương hiệu cao cấp, tung ra sản phẩm và thương hiệu mới trong ngành nước tăng lực và phát triển danh mục sản phẩm vượt trội...

Masan MEATLife cũng trình cổ đông mục tiêu năm 2020 với doanh thu thuần từ 16.000 - 18.000 tỉ đồng, nhưng lãi ròng phân bổ cho cổ đông chỉ 200 - 500 tỉ đồng. Ngành thịt chỉ đóng góp khoảng 20% doanh thu của Masan MEATLife, dù tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đặt tham vọng thu tỷ đô từ thịt trong 1-2 năm tới.

Trong ngày cuối cùng của tháng 6, gần 20 doanh nghiệp chọn tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Ảnh: ACV.
Trong ngày cuối cùng của tháng 6, gần 20 doanh nghiệp chọn tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Ảnh: ACV.

Cũng trong ngày cuối cùng của tháng 6 hôm nay, một loạt doanh nghiệp như Quốc Cường Gia Lai, Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh; Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons, Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công, CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất… tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên, để thông qua các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Trong đó, Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc công bố tới hai kịch bản kinh doanh.

Đối với kịch bản khả quan, công ty kì vọng doanh thu 3.200 tỉ đồng, tương đương với doanh thu trong năm 2019 nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 22%, đạt 816 tỉ đồng. 

Ở kịch bản tích cực, Kinh Bắc dự kiến tổng doanh thu 3.600 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.000 tỉ đồng.

Quốc Cường Gia Lai cũng đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2020 đạt 900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng. Công ty cho biết đang có quỹ đất lớn tại TP HCM và sẽ tập trung triển khai dự án tại các quận, huyện như Nhà Bè, Bình Chánh, quận 9… mở rộng ra các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Q. HUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement