Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ là rủi ro chính cho châu Á trong năm 2022

Kinh tế thế giới

05/01/2022 11:27

Theo một nhà phân tích rủi ro chính trị cho biết, mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc về Đài Loan (Trung Quốc) sẽ là rủi ro chính đối với châu Á trong năm 2022.

Cụ thể, theo chuyên gia phân tích rủi ra D.J. Peterson, Chủ tịch của Longview Global Advisors, Bắc Kinh coi bất kỳ động thái gần gũi nào giữa Washington và Đài Loan đều là tiêu cực hoặc xâm phạm lợi ích của mình. “Tôi nghĩ có rất nhiều rủi ro ở châu Á trong năm 2022. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ Trung Quốc vào thời điểm này thực sự là một mối quan hệ theo kiểu 'Chiến tranh Lạnh lần thứ 2'," ông nói với CNBC vào thứ Ba.

106677114-15983545702020-08-25t100023z_1719720997_rc2yki97n9wc_rtrmadp_0_usa-china-tech.jpeg
Mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ là rủi ro chính cho châu Á trong năm 2022.

Cuối năm ngoái, Tổng thống Joe Biden đã ký thành luật một dự luật quốc phòng được gọi là Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài chính 2022. Ông Peterson cho rằng, điều đó càng làm xói mòn quan hệ giữa hai nước.

“Luật NDAA vừa được ký gần đây có một số điều khoản mà Bắc Kinh không thích, bao gồm cả những điều khoản liên quan đến Đài Loan. Bất kỳ quốc gia nào vượt qua giới hạn trong quan hệ với Đài Loan đều được coi là một vấn đề đối với Bắc Kinh - và họ đã phản ứng rất gay gắt”, ông lưu ý thêm.

Cụ thể đối với Trung Quốc, Luật NDAA bao gồm sáng kiến ​​“Răn đe Thái Bình Dương” trị giá 7,1 tỷ USD và một tuyên bố ủng hộ của Quốc hội Mỹ đối với quốc phòng của Đài Loan.

Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ và liên tục gây áp lực để hòn đảo này chấp nhận quyền cai quản của mình.

Khó khăn lớn nhất đối với các nước châu Á sẽ là cách mà các quốc gia này điều hướng các lợi ích cạnh tranh của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, Peterson nói.

4ncnuh_x_400x400.jpg
Chuyên gia Peterson.

“Thách thức đối với Đài Loan và đối với các quốc gia trong khu vực vào năm 2022 là làm thế nào để các quốc gia cân bằng… lợi ích địa chính trị, lợi ích thương mại, công nghệ và chuỗi cung ứng của Trung Quốc cũng như với Hoa Kỳ”, ông nói.

Peterson cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã làm “khó chịu” nhiều đối tác của họ ở châu Á và Thế vận hội mùa đông sắp tới tại Bắc Kinh vào tháng 2 sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hình ảnh của nước này trên trường toàn cầu.

Cũng theo ông Peterson, Thế vận hội mùa Đông diễn ra trong năm 2022 sẽ là một câu chuyện rất thú vị. Nó có được coi là một dấu hiệu cho thấy thành tựu của Trung Quốc và cơ hội cho các mối quan hệ đối tác hay nó sẽ đưa mối quan hệ giữa các nước với Trung Quốc trở nên gay gắt hơn vẫn còn là một dấu hỏi.

Vào tháng 12/2021, Hoa Kỳ đã tuyên bố tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh do nước này cho rằng Trung Quốc đã vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, các vận động viên của nước này vẫn tham gia nhưng chính quyền Biden sẽ không cử bất kỳ đại diện chính thức nào đến đến tham dự.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án động thái này và gọi đây là "trò lừa bịp tinh thần Olympic", đồng thời cho biết Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp đối phó cần thiết và kiên quyết.

THÁI BÌNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement