24/01/2018 10:49
Mối nguy hiểm từ 5 thói quen nhiều người hay làm hằng ngày
Dùng tăm bông ngoáy tai, cắt móng chân quá ngắn... là những cách lợi bất cập hại
Làm sạch tai bằng tăm bông
Ngoáy tai bằng tăm bông có thể làm tổn thương ống tai và đẩy ráy tai vào sâu bên trong.
Trái với niềm tin của chúng ta, việc ngoáy tai bằng tăm bông thậm chí còn đẩy các chất bẩn vào sâu hơn. Thói quen này cũng có thể khiến bạn tự làm tổn thương tai, ảnh hưởng đến thính lực...
Nên sử dụng nước nhỏ tai chuyên biệt để làm mềm ráy tai. Nguồn: Internet |
Theo các nhà nghiên cứu, ngoáy tai bằng tăm bông có thể gây tổn thương ống tai và màng nhĩ, đẩy ráy tai xuống sâu hơn. Tăm bông không nên được sử dụng để vệ sinh tai. Ngoài ra, loại xi lanh kim loại được sử dụng để bơm nước vào trong tai để rửa trôi ráy tai cũng tiềm ẩn nhiều tác hại và không nên được sử dụng.
Chưa có nhiều bằng chứng chứng minh rủi ro liên quan tới việc sử dụng tăm bông nhưng các nhà khoa học đã trình bày một số mối nguy hại tiềm tàng khi bệnh nhân sử dụng tăm bông để tự lấy ráy tai.
Ráy tai có thể bị dồn ứ trong ống tai khi chúng ta phẫu thuật, sử dụng các thiết bị trợ thính hoặc dùng tăm bông ấn ráy tai vào quá sâu.
Lời khuyên phổ biến nhất được đưa ra là không nên đưa bất kỳ thứ gì vào lỗ tai vì chúng có cơ chế tự làm sạch. Việc vệ sinh tai chỉ nên dừng ở việc dùng ngón tay giữ một mảnh vải ẩm sạch, nhẹ nhàng lau các góc phần ngoài tai.
Không rửa tay sau khi đi vệ sinh
Theo một nghiên cứu của Initial Washroom Hygiene, số lượng người có xu hướng không rửa tay sau khi đi vệ sinh khá lớn. họ cho rằng việc này chẳng quan trọng và làm mất thời gian. Tuy nhiên, rửa tay là cách đơn giản và dễ dàng để giúp bạn tránh được nhiều loại bệnh.
Lợi ích của việc rửa tay sau khi đi vệ sinh là giúp bạn loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại trên tay, phòng ngừa bệnh tật cho bản thân và những người xung quanh. Nguồn: Internet |
Không rửa tay sau khi đi vệ sinh dù là đại tiện hay tiểu tiện cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Khi vi khuẩn bám vào tay sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể khiến bạn mắc phải nhiều chứng bệnh, trong đó có giảm sức đề kháng nghiêm trọng.
Khi tiếp xúc với nhà vệ sinh, đặc biệt là bồn cầu mà không rửa tay sạch sẽ hoặc đúng cách, sau đó bạn ăn uống hay cắn móng tay…,có thể nuốt phải các vi khuẩn chứa trên thành bồn cầu. Điều này dễ gây ra nguy cơ lây nhiễm những căn bệnh rất nguy hiểm, nhất là đối với hệ tiêu hóa và hệ thần kinh trong cơ thể.
Không thay mới bàn chải đánh răng trong một thời gian dài
Bàn chải đánh răng ướt có thể là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn và từ đó sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn. Các nha sĩ khuyên bạn nên thay bàn chải mới mỗi 2-3 tháng nếu không muốn gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có cả bệnh tim mạch.
Nên thay bàn chải mỗi 3 tháng một lần hoặc sớm hơn trong một số trường hợp. Nguồn: Internet |
Những điều cần quan tâm về thời gian nên thay bàn chải mới sẽ được các chuyên gia lý giải dưới đây, theo Prevention.
Mảng bám tích tụ là nguyên nhân gây ra sâu răng. Nếu không điều trị có thể dẫn đến viêm lợi hoặc viêm nướu. Lâu dài có thể tiến triển thành bệnh nha chu và nguy cơ mất răng. Việc sử dụng bàn chải cũ quá 3 tháng với lông bàn chải đã bị sờn sẽ không thể làm sạch hiệu quả mảng bám trên bề mặt răng.
Vi khuẩn và virus có thể sống đến ba ngày trên bàn chải đánh răng. Mặc dù cơ thể đã xây dựng được các kháng thể chống lại nhưng nếu sử dụng bàn chải cũ, gây tổn thương nướu răng thì nguy cơ nhiễm các bệnh răng miệng khá cao.
Để tránh vi khuẩn, nấm tích tụ lâu ngày trên bàn chải, sau mỗi lần sử dụng cần rửa kỹ, lắc mạnh dưới vòi nước, dựng thẳng đứng để bàn chải khô ráo. Nên cắm vào từng khe riêng, tránh không để đụng vào bàn chải người khác.
Lưu ý nên thay đổi bàn chải sau đợt cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng... để tránh nguy cơ tái nhiễm. Ngoài ra nên thay bàn chải sớm hơn 3 tháng nếu lông bàn chải bị mòn hoặc xòe.
Cắn móng tay
Cắn móng tay không chỉ là một thói quen xấu mà còn gây hại cho sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Cắn móng tay là một thói quen, không chỉ ở trẻ con mà còn cả ở người lớn. Tật này xảy ra chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân sợ căng thẳng, nhàm chán hoặc lo lắng.
Vì thế, họ thường nghĩ đó cũng là một thói quen bình thường nhưng không ngờ lại ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Cắn móng tay cực kì có hại cho sức khỏe. Nguồn: Internet |
Thậm chí nếu rửa tay thường xuyên, bạn cũng thường không rửa sạch từng "chân tơ gẽ tóc" dưới móng tay.
Các nghiên cứu đã phát hiện số lượng vi khuẩn ẩn trong móng tay nhiều gấp 2 lần so với ngón tay và bàn tay. Khi bạn rửa sạch tay thì vi khuẩn vẫn còn bám trên móng tay.
Cắn móng tay là lúc đưa vi khuẩn vào miệng. Từ đó rất dễ gây ra các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Thói quen cắn móng tay có thể gây ra nhiều vết trầy xước trên móng tay. Đây chính là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men và nhiều vi sinh vật khác xâm nhập vào.
Vi khuẩn theo đó vào gây nhiễm trùng móng tay và thậm chí gây nhiễm trùng trong máu. bệnh thường được gọi là paronychia (viêm mé) gây ra đau đớn và sưng phù móng tay.
Cắt móng chân quá ngắn
Cắt móng chân quá ngắn gây ra nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe. Nguồn:Internet |
Việc này trước tiên khiến cho bạn không thoải mái khi đi tất và đi bộ. Da ở đầu ngón chân sẽ mất đi lớp "áo" bảo vệ và dễ bị tổn thương, đau đớn hơn.
Advertisement
Advertisement