Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỗi cổ phần của Becamex chỉ tăng được 8 đồng sau phiên đấu giá công khai

Chứng khoán

01/12/2017 04:37

Becamex muốn bán 23,63% vốn điều lệ nhưng chỉ có 6,1% vốn điều lệ được đặt mua. Giá khởi điểm là 31.000 đồng/cổ phiếu thì sau phiên đấu giá chỉ tăng được 8 đồng, lên mức 31.008 đồng/cổ phiếu.

Sáng 1/12, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp-TNHH MTV (Becamex) đã tổ chức bán đấu giá 311.207.100 cổ phần, tương đương 23,63% vốn điều lệ ra công chúng. Giá bán mỗi cổ phần là 31.000 đồng.

Kết thúc phiên đấu giá công khai, Becamex chỉ bán được 6,1% cổ phần với giá 31.008 đồng/cổ phiếu. Cụ thể, có 9 tổ chức và 149 cá nhân trúng thầu với mức giá 31.008 đồng/cổ phiếu, tăng 8 đồng so mức giá khởi điểm.

Tổng khối lượng đặt mua là 18.952.500 cổ phần, đạt 6,1% lượng chào bán. Như vậy, Becamex sẽ thu về gần 588 tỉ đồng. Theo đại diện của Becamex, khoảng một tuần nữa sẽ họp để ra quyết định về buổi đấu giá này nên hiện tại chưa thể công bố thông tin gì thêm.

Một tuần nữa, Becamex sẽ thông tin về đợt chào bán cổ phiếu lần 2.

Theo phương án cổ phần hóa, Becamex có vốn điều lệ 13.170 tỉ đồng, tương đương 1.317.000.000 cổ phần. Trong đó 671.670.000 cổ phần do Nhà nước nắm giữ, chiếm 51% vốn điều lệ. 4.936.700 cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp, chiếm 0,37% vốn điều lệ. 311.207.100 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 23,63% vốn điều lệ. 329.250.000 cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 25% vốn điều lệ.

Kết quả đấu giá này không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn bởi nhìn vào thực tại của công ty. Nắm trong tay quỹ đất lớn cùng nhiều lợi thế nhưng tình hình kinh doanh của Becamex IDC không tuong xứng với tầm vóc.

Theo báo cáo tài chính quý II năm 2017, tổng tài sản doanh nghiệp là 42.700 tỉ đồng. Trong đó, hàng tồn kho lên đến hơn 18.722 tỉ đồng. Tổng nợ của doanh nghiệp là hơn 33.200 tỉ đồng. Nợ ngắn hạn của Becamex hơn 19.700 tỉ đồng, cao gần gấp đôi vốn chủ sở hữu là 9.500 tỉ đồng. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đang ở mức rất cao là 3,5 lần.

Becamex có các khoản nợ dài hạn gần đến hạn phải trả gần 4.000 tỉ đồng, vay ngân hàng dài hạn 2.250 tỉ đồng. Đáng lo nhất là trái phiếu dài hạn gần 11.000 tỉ đồng vay tại các ngân hàng để đầu tư dự án Thành phố mới Bình Dương có thời điểm đáo hạn vào giai đoạn 2019-2020. Thời điểm đáo hạn nợ trái phiếu trùng với thời điểm hoàn thành các dự án.

Như vậy, chỉ còn 2 năm nữa là đến lượt đáo hạn số nợ 11.000 tỉ đồng trái phiếu vay để xây dựng Thành phố mới Bình Dương nhưng nơi đây vẫn còn rất nham nhở và nhiều nơi bỏ đất trống. Nhiều dãy nhà liên kế 3 tầng khang trang nhưng vắngngười ở. Câu hỏi đặt ra là Becamex sẽ xoay sở dòng tiền trả nợ như thế nào?

Bản cáo bạch của Becamex cho thấy, doanh nghiệp này đang cầm cố đến hơn 5km2 đất tại các ngân hàng. Trong số đó, có những khu đất vàng tại Thành phố mới Bình Dương, các khu công nghiệp và hàng loạt khu đất sạch.

Nhìn về tương lai, trong giai đoạn từ 2018-2020, Becamex dự kiến tăng vốn thêm 2.670 tỉ đồng để đạt con số 13.170 tỉ đồng. Tuy nhiên, sự bề thế và quá trình tăng vốn lại không đi kèm với việc tăng lợi nhuận. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2019 mà Becamex đặt kế hoạch chỉ chưa đầy 350 tỉ đồng, tỉ lệ cổ tức chỉ khoảng 2%.

Đến năm 2019, tổng mức đầu tư được Becamex nâng lên 13.550 tỉ đồng nhưng có tới 50% là vốnvay ngân hàng, tức khoảng gần 7.000 tỉ đồng. Còn lại 2.700 tỉ đồng vốn tự có và hơn 4.000 tỉ đồng đối ứng của nhà đầu tư. Việc tiếp tục vay thêm sẽ làm các chỉ số phản ánh nợ của Becamex ngày càng xấu đivà khiến kế hoạch lợi nhuận năm 2019 khó đạt được.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement