Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch: Lộ trình được thực hiện như thế nào?

Chính sách - Hạ tầng

19/02/2022 08:55

Quyết định mở cửa trở lại du lịch Việt Nam từ ngày 15/3 được các DN lữ hành và khách sạn rất vui mừng. Vậy lộ trình mở cửa lại du lịch sẽ được thực hiện như thế nào?

Mới đây, Chính phủ đã đưa ra mốc thời gian để mở cửa trở lại ngành du lịch Việt Nam từ ngày 15/3 tới đây. Như vậy, sau khi dỡ bỏ các hạn chế đối với các đường bay quốc tế vào ngày 14/2, sau gần 1 tháng nữa Việt Nam sẽ mở cửa trở lại du lịch quốc tế.

Sau 2 năm, không chỉ Việt Nam mà du lịch của tất cả các nước trên thế giới đã phải gánh chịu thiệt hại vô cùng lớn. Do đó, quyết định này đã được các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn rất vui mừng. Đây được xem là "bước đà", giúp khôi phục mảng du lịch quốc tế ngay từ tháng 3 tới.

Gỡ bỏ rào cản thu hút khách quốc tế

Giai đoạn tập dượt thí điểm đón khách quốc tế đã giúp ngành du lịch nhận ra một số những hạn chế vướng mắc trong việc đón khách quốc tế. 

Đề xuất mở cửa du lịch được đi kèm với việc cải thiện những hạn chế này, trong đó nhấn mạnh về thời điểm công nhận xét nghiệm COVID-19 cho khách quốc tế là âm tính 72 giờ trước khi lên máy bay, thay vì 72 giờ khi nhập cảnh.

Trong trường hợp khách du lịch phải bay theo lộ trình 2 - 3 ngày mới đến Việt Nam thì điều kiện âm tính 72 giờ trước khi nhập cảnh làm khó cho khách du lịch.

vtv1.mediacdn.vn-thumb_w-640-2022-2-19-_99-16452326109031971312121(1).jpg
Khách quốc tế du lịch tại Việt Nam cần lưu ý các biện pháp an toàn phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh minh họa - Ảnh: HNM.

13 thị trường khách là Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và 4 nước Bắc Âu được kiến nghị tiếp tục áp dụng chính sách miễn thị thực đơn phương như trước năm 2020.

Ngoài ra, các thị trường như Mỹ, Canada, Australia cần xem xét áp dụng chính sách này. Đây là những thị trường nguồn mà miễn thị thực là công cụ hữu hiệu tạo thiện cảm cho khách quốc tế.

Để đón được những dòng khách này mùa cao điểm tháng 9, tháng 10, chúng ta còn gần 1 tháng nữa để công bố quốc tế về thời điểm mở cửa cũng như hàng loạt chính sách đi kèm.

Chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch sẵn sàng đón khách

Dữ liệu phân tích của Google theo dõi xu hướng du lịch cho thấy, ngay từ tháng 1 đầu năm nay, số người nước ngoài tìm thông tin về chuyến bay đến Việt Nam tăng 425% so với cùng kỳ năm 2021. Người Mỹ, Australia, Nga, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Canada có lượng tìm kiếm thông tin du lịch Việt Nam nhiều nhất.

Khảo sát nhu cầu khách du lịch Singapore đến Việt Nam do Sân bay Changi triển khai cho kết quả, 95% du khách mong muốn đi du lịch Việt Nam nghỉ dưỡng từ 7 ngày trở lên. Hiện các chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch đang gấp rút hoàn thiện cơ sở vật chất và nhân lực để đón khách du lịch trở lại.

Tại nhiều đơn vị lữ hành, nhiều người Việt cũng đã rục rịch tìm tour đi nước ngoài. Việc phục hồi đồng thời thị trường khách quốc tế và du lịch cho người Việt Nam ra nước ngoài góp phần thúc đẩy trao đổi khách 2 chiều.

Với khách Âu - Mỹ thường lên kế hoạch dài hạn nên phải cuối năm mới có khách. Còn với dòng khách thị trường gần trong khu vực hoặc Đông Bắc Á có thể khởi động trong 1 - 2 tháng tới.

Trong khi đó, một số khách sạn nằm trong danh mục phục vụ các đoàn khách quốc tế dịp Seagames 31 tổ chức tại Việt Nam tháng 5 năm nay đang đề ra tiêu chuẩn nghiêm ngặt phục vụ khách quốc tế trong trạng thái dịch bệnh. Thích ứng an toàn là chìa khóa đón và phục vụ du khách.

Với tỷ lệ tiêm phủ 2 mũi vaccine COVID-19 vào top 6 nước cao nhất trên thế giới. Việt Nam đang thành điểm đến an toàn hấp dẫn, bên cạnh lợi thế về thiên nhiên, văn hóa.

vtv1.mediacdn.vn-thumb_w-640-2022-2-19-_1-16452324194611957873954(1).jpg
Các đơn vị lữ hành đang xây dựng sản phẩm sẵn sàng đón khách quốc tế và đưa khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Ảnh minh họa - Ảnh: HNM.

Với chủ trương đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mấy năm liền trước đại dịch COVID-19, số khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng cao liên tục và đã lên đến con số mơ ước trong nhiều năm trước đó là 18 triệu người, tương đương với nhiều quốc gia có du lịch phát triển ở Đông Nam Á.

Ngành du lịch đã đóng góp tới 9,2% tổng sản phẩm trong nước, tạo công ăn việc làm trực tiếp cho 2,5 triệu người và gián tiếp cho khoảng 2 triệu người trong các lĩnh vực gắn kết với du lịch. Du lịch quốc tế chiếm tới 80% số lượng hành khách hàng không quốc tế ra vào Việt Nam.

Đến nay, sau khi đã dỡ bỏ gần hết các biện pháp phòng chống dịch, việc mở cửa trở lại du lịch đúng thời điểm góp phần không chỉ thu hút thêm nhiều du khách đến Việt Nam, cạnh tranh với các nước trong khu vực, mà còn là cơ hội xây dựng được những thương hiệu và điểm đến hấp dẫn du khách trong cuộc đua mở cửa nền kinh tế và du lịch trên thế giới.

Vậy lộ trình mở cửa lại du lịch sẽ được thực hiện như thế nào trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn chưa giảm ở Việt Nam cũng như các thị trường du lịch lớn của Việt Nam và trong bối cảnh đó, sự phục hồi du lịch có dễ dàng?

Xung quanh các vấn đề trên, chương trình Vấn đề hôm nay với sự tham gia của ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có những phân tích cụ thể.

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement