Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mẹo xử lý thiết bị điện khi bị dính nước

Cần biết

29/08/2019 13:22

Việc xử trí nhanh chóng các thiết bị điện tử ngay khi bị dính nước là điều quan trọng để hạn chế thiệt hại về người và tài sản.

Các cơ quan điện lực luôn cảnh báo, trong những thời điểm mưa, đặc biệt là khi ngập nước, bất cứ thiết bị điện nào trong nhà cũng có thể trở thành mối nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, những đường dây điện đi ngầm hay ổ cắm cũng dẫn đến những nguy cơ chập, rò điện gây nguy hiểm hoặc thất thoát điện năng. Tìm hiểu mẹo xử trí thiết bị điện khi bị dính nước ngay sau đây sẽ giúp bạn và gia đình an tâm hơn.

Không dùng ổ cắm ở vị trí thấp

Mẹo xử lý thiết bị điện khi bị dính nước

Rất nhiều gia đình khi thiết kế các đường điện trong nhà thường đặt ổ cắm ở các vị trí khá thấp để tiện cho sinh hoạt. Tuy nhiên, đây lại là một trong những mối nguy hiểm rình rập trong mùa mưa, bão, đặc biệt khi gia đình bạn nằm trong khu vực ngập, úng.

Lúc này, tốt nhất không nên sử dụng và nên bịt kín các ổ điện ở vị trí thấp này. Nếu muốn, hãy sử dụng các ổ điện ở vị trí cao hoặc khô ráo hơn. Cần chú ý đường dây điện cũng nên đặt ở vị trí cao để tránh rò rỉ điện gây nguy hiểm khi gặp nước.

 Không vội vàng cắm điện và bật thiết bị

Mẹo xử lý thiết bị điện khi bị dính nước

Nếu biết chắc chắn rằng thiết bị điện bị ẩm thì tuyệt đối không được cắm điện và bật lên bởi việc làm đó có thể gây chập hệ thống điện trong gia đình hoặc nổ cầu chì bên trong máy, phá hỏng các linh kiện bên trong.

Các thiết bị phức tạp như tủ lạnh, TV, máy giặt... cần đưa lên cao, tháo ra rồi làm khô tùy theo thời gian ngâm nước ít hay nhiều. 

 Cẩn trọng khi sử dụng các thiết bị điện gia dụng

Mẹo xử lý thiết bị điện khi bị dính nước

Trong mùa mưa, bão và ngập nước, mỗi thiết bị điện quen thuộc trong gia đình đều có thể là nguyên nhân gây ra những tai nạn về điện. Khi sử dụng các đồ điện như nồi cơm điện, bàn là, lò vi sóng, lò nướng, quạt điện... cần đảm bảo các thiết bị này đều khô ráo và hoạt động tốt. Nếu thiết bị này ngấm nước hoặc bị ẩm phải sấy khô mới được sử dụng.

Ngoài ra, khi sử dụng các thiết bị này, phải đảm bảo chân tay khô, ráo để tránh các tai nạn có thể xảy ra do độ ẩm những ngày này thường rất cao.

Lau chùi, hút ẩm, sấy khô cho thiết bị

Mẹo xử lý thiết bị điện khi bị dính nước

Với nước sạch, mọi người cần cho vào tủ sấy, phơi phóng còn nếu nước bẩn cần rửa sạch trước bởi nếu còn bùn dư, dù có khô sau một thời gian chúng sẽ hút ẩm và làm hỏng thiết bị. Nếu nhà có điều hòa hoặc máy hút ẩm, bạn nên đóng cửa, bật điều hòa hoặc sử dụng máy hút ẩm để làm khô máy trước khi sử dụng.

Sau khi lau khô, vệ sinh sạch sẽ các thiết bị không nên lắp lại ngay, mà để ở nơi khô thoáng tối thiểu 24 giờ để không còn hơi nước đọng rồi hãy lắp. Nếu không, cũng có thể dùng máy sấy để sấy khô bên ngoài. Lưu ý tuyệt đối không dùng máy sấy tóc nóng để sấy vì việc làm này dẫn đến hư linh kiện bên trong thiết bị.

Người nào có kiến thức về kỹ thuật có thể tháo vỏ thiết bị ra để sấy, nhưng nhà sản xuất không khuyến khích việc làm này. Tốt nhất trong trường hợp thiết bị điện bị vào nước bạn nênmang đến những trung tâm kỹ thuật điện máy để giải quyết triệt để.

 Những lưu ý để tránh làm hỏng thiết bị

Mẹo xử lý thiết bị điện khi bị dính nước

Việc cố gắng làm khô rồi vận hành lại các thiết bị điện tử sau khi dính nước có thể gây ra hiện tượng đoản mạch, hoặc tệ hơn là gây sốc điện với chính người sử dụng.

Không ít trường hợp người dùng bị thương hoặc đe dọa tới tính mạng do các bộ phận điện tử bên trong thiết bị vẫn còn chứa nhiều độ ẩm. Mức độ thiệt hại do nước gây ra cho đồ điện gia dụng phụ thuộc vào phần bị ngấm nước và thời gian ngấm nước.

Rất dễ xảy ra tai nạn về điện nếu như không biết cách sử dụng và bảo quản.
Rất dễ xảy ra tai nạn về điện nếu như không biết cách sử dụng và bảo quản.

Trên thực tế, dù thiết bị sưởi ấm hay làm mát đã khô, nhiều khả năng các linh kiện bên trong đã bị hư hỏng hoặc phải được thay thế để đảm bảo an toàn. Khi phòng bị ngập, điều đầu tiên cần làm là tránh cho các thiết bị gia dụng tiếp xúc với nước. Sau đó, chờ cho đến khi nước rút mới ngắt kết nối chúng với nguồn điện.

Không bao giờ được làm điều này khi vẫn đang đứng trong nước. Sau đó, người dùng nên nhờ một kỹ thuật viên hoặc người có trình độ kiểm tra.

DƯƠNG THỤY(t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement