Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mẹo giữ trẻ tránh xa điện thoại trong kỳ nghỉ dài vì dịch corona

Lối sống

12/02/2020 12:22

Nhiều cha mẹ đang rất băn khoăn làm thế nào để vừa hạn chế việc sử dụng điện thoại của trẻ, vừa giúp trẻ không buồn chán khi trường học đóng cửa.

Một nghiên cứu của Đại học Hong Kong công bố vào năm 2017 cho thấy những đứa trẻ thường xuyên dành hơn 2 giờ đồng hồ trên màn hình mỗi ngày có nhiều khả năng bị thừa cân và nguy cơ mắc các vấn đề về rối loạn hành vi cao hơn những trẻ khác.

Để tạo ra niềm vui cho trẻ trong kỳ nghỉ dài trong bối cảnh dịch corona chưa chấm dứt, đây là 5 ý tưởng để con cái và cha mẹ giải trí tại nhà.

“Làm vườn” ngay tại nhà

Việc làm vườn ngoài giúp bé đỡ chán, cũng giúp mang đến cho trẻ những kỹ năng sống có giá trị thực sự cho phát triển nhân cách.
Việc làm vườn ngoài giúp bé đỡ chán, cũng giúp mang đến cho trẻ những kỹ năng sống có giá trị thực sự cho phát triển nhân cách.

Những gia đình ở thành thị thường bị mất kết nối với thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, đây là thời gian thích hợp để cha mẹ giúp trẻ tìm cách tăng cường mối liên kết đó.

Đem cây cảnh, thảo mộc trồng trong nhà hay thậm chí là tận dụng không gian của sân thượng để tạo nên một khu vườn là cách tuyệt vời để làm bừng sáng ngôi nhà của bạn, lại vừa giữ cho không khí trong lành.

Trồng cây từ hạt cũng cung cấp những bài học quý giá cho trẻ em về thiên nhiên và khoa học. Ngoài ra, không có cảm giác nào thú vị hơn là được thưởng thức các loại rau củ trồng tại nhà trong bữa ăn gia đình.

Chơi trò chơi tập thể

Một trò chơi tập thể sẽ giúp gia đình bạn xây dựng tình cảm và sự gắn bó, đồng thời giảm thời gian “dán mắt” vào màn hình.
Một trò chơi tập thể sẽ giúp gia đình bạn xây dựng tình cảm và sự gắn bó, đồng thời giảm thời gian “dán mắt” vào màn hình.

Các gia đình hiện đại dường như đã bỏ quên thói quen sinh hoạt tập thể của thế hệ trước. Trong khi trẻ em ngày nay có nhiều lựa chọn trực tuyến, một trò chơi tập thể sẽ giúp gia đình bạn xây dựng tình cảm và sự gắn bó, đồng thời giảm thời gian “dán mắt” vào màn hình.

Ghép hình là một trong những gợi ý thú vị để gắn kết các thành viên trong gia đình, mặc dù đó có vẻ là một trò đơn giản. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ghép hình kích thích hoạt động của trí não một cách mạnh mẽ, đặc biệt đối với người cao tuổi - những người phải sống chung với chứng đãng trí. Vì vậy, nó cũng có thể là một tác nhân hỗ trợ gắn kết tất cả các thế hệ trong gia đình.

Thử làm đất nặn từ những nguyên liệu sẵn có

Bí quyết tạo ra đất nặn “nhà làm” cũng rất đơn giản, từ bột, muối, dầu ô liu và màu thực phẩm.
Bí quyết tạo ra đất nặn “nhà làm” cũng rất đơn giản, từ bột, muối, dầu ô liu và màu thực phẩm.

Những lo ngại về lượng độc tố có trong đồ chơi nhựa và đất nặn (đất sét) của trẻ em cũng là một vấn đề lớn được các bậc cha mẹ quan tâm. Giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản, bạn có thể cùng con tạo ra “đất nặn” ngay tại nhà.

Bí quyết tạo ra đất nặn “nhà làm” vô cùng đơn giản: bạn chỉ cần một hỗn hợp bột, muối, dầu ô liu và màu thực phẩm, sau đó làm theo video hướng dẫn mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên internet để tạo ra một “bộ đồ chơi đất sét” không độc tố cho trẻ tha hồ sáng tạo.

Cùng nhau “lăn vào bếp”

Cùng nhau nấu ăn là một cách tuyệt vời để củng cố mối quan hệ gia đình.
Cùng nhau nấu ăn là một cách tuyệt vời để củng cố mối quan hệ gia đình.

Cho dù là chuẩn bị một bữa ăn hay chỉ nướng một chiếc bánh, cùng nhau nấu ăn là một cách tuyệt vời để củng cố mối quan hệ gia đình.

Cha mẹ còn có thể khéo léo lồng ghép kiến thức toán học và khoa học để kích thích tư duy của trẻ khi cùng nấu ăn. Được giúp đỡ cha mẹ chuẩn bị bữa ăn cũng khiến trẻ cảm thấy tự hào, thêm tự tin.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng bữa cơm gia đình mang đến nhiều lợi ích. Nhiều nghiên cứu cho thấy bữa ăn gia đình thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh hơn vì có nhiều trái cây, rau và chất xơ, ít thực phẩm chiên rán và thường ít calo hơn.

Ngoài việc nấu nướng và dành thời gian dùng bữa cùng nhau, đôi khi chúng ta quên rằng việc dành thời gian để nói chuyện, lắng nghe và xây dựng các mối quan hệ gia đình trong suốt bữa cơm là vô cùng quan trọng.

Kích thích trẻ sáng tạo

Khi một người hoàn toàn đắm mình trong không gian sáng tạo, họ có thể đạt được “trạng thái dòng chảy” - một thuật ngữ được đặt ra bởi nhà tâm lý học người Mỹ gốc Hungary - Mihaly Csikszentmihaly. Cụm từ này mô tả trạng thái ý thức tối ưu, khi mà chúng ta cảm nhận và thực hiện mọi việc một cách tốt nhất.

Kích thích trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ thông qua nghệ thuật và những mẩu việc thủ công là một ý tưởng không tồi. Nhiều bậc phụ huynh cũng khuyến khích con mình học một kỹ năng nào đó, chẳng hạn như chơi đàn guitar.

Nếu trẻ tỏ ra hào hứng với bất kỳ hoạt động sáng tạo nào, cha mẹ hãy tạo điều kiện tối đa để giúp chúng tránh xa màn hình điện thoại.
Nếu trẻ tỏ ra hào hứng với bất kỳ hoạt động sáng tạo nào, cha mẹ hãy tạo điều kiện tối đa để giúp chúng tránh xa màn hình điện thoại.

Bạn cũng có thể tham khảo những trò chơi đơn giản cho con tại nhà của vợ chồng chị Định Ngọc Quỳnh Như, TP.HCM. Anh chị có con gái đang trong độ tuổi học tiểu học. Để hạn chế cho con đến nơi đông người, các quán xá, khu vui chơi, chị sáng tạo 10 trò chơi áp dụng cho con tại nhà như: Đọc sách, bốc thăm trúng thưởng, lô tô bingo, dạy trẻ vẽ, nhảy lò cò, làm thiệp, viết truyện, mở tiệc tại nhà...

Nếu trẻ tỏ ra hào hứng với bất kỳ hoạt động sáng tạo nào, cha mẹ hãy tạo điều kiện tối đa để giúp chúng tránh xa màn hình điện thoại trong kỳ nghỉ dài này.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) chia sẻ với VietNamNet, trẻ nhỏ thường hiếu động, nếu phải ở nhà suốt bé sẽ khó chịu hoặc phản ứng, cũng có trẻ sẽ không thích các trò chơi tại nhà, vì thế, bố mẹ cần phải nhẹ nhàng và nên có những sáng tạo trong các trò chơi để bé không chán.

Bác sĩ Khanh cũng cho biết, ngoài hạn chế cho con đến nơi đông người, tiếp xúc với người bệnh, ba mẹ cũng hướng dẫn con phòng tránh bằng cách rửa tay sạch, đeo khẩu trang, uống đủ nước, ăn thực phẩm nấu chín, che mũi và miệng khi hắt xì hơi, không khạc nhổ bừa bãi. Đặc biệt, với các bé có biểu hiện: ho, sổ mũi, sốt… thì cha mẹ cần phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

AN LY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement