Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mẫu thẻ bảo hiểm y tế gắn chip khi nào được áp dụng?

Hỏi đáp

24/03/2021 18:38

Hiện tại người dân Việt Nam chưa sử dụng thẻ BHYT có gắn chip. Nếu thay thẻ BHYT giấy bằng thẻ gắn chip sẽ tiêu tốn Ngân sách nhà nước khoảng 4.500 tỷ đồng, theo đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Theo Nghị định 146/2018, từ ngày 1/1/2020, BHXH Việt Nam phải thực hiện chuyển từ thẻ BHYT in giấy sang thẻ bằng nhựa và có gắn chip. Tuy nhiên, tới nay quy định này vẫn chưa được thực hiện. Thay vào đó, BHXH Việt Nam thực hiện đổi thẻ BHYT theo mẫu mới từ ngày 1/4 tới và vẫn sử dụng thẻ giấy.

Về lý do chưa sử dụng thẻ BHYT có gắn chip, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết, thẻ BHYT gắn chip nhằm mục đích tích hợp dữ liệu của chủ thẻ vào chip (khoảng 12-15 thông tin cơ bản). Qua đó tạo thuận lợi cho người dân khi sử dụng thẻ BHYT, và cơ sở y tế dễ dàng trích xuất thông tin của chủ thẻ, theo TPO. 

the-bhyt-dientu-02-9547-156-4563-1616578516(1).jpg
Mẫu thẻ bảo hiểm y tế gắn chip từng được kỳ vọng thay thế thẻ giấy vào đầu năm 2020 song chưa thực hiện được. Đồ họa: Tạ Lư

Tuy nhiên, theo ông Liệu, tới nay dữ liệu của người tham gia BHYT đã được tích hợp lên Hệ thống thông tin giám định BHYT, quản lý tập trung tại BHXH Việt Nam và sử dụng trên toàn quốc. Cơ sở y tế chỉ cần nhập mã thẻ BHYT của người bệnh lên hệ thống sẽ biết được thông tin chủ thẻ, chế độ hưởng, nên dùng thẻ gắn chip hay thẻ giấy đều đảm bảo chính xác, đầy đủ như nhau. Chưa kể, khi dùng thẻ BHYT có gắn chip nếu mất, hỏng vẫn phải cấp lại như với thẻ giấy.

“Thẻ BHYT gắn chip có những ưu điểm và bất cập, thuận lợi và khó khăn riêng, trong khi tiện ích mang lại vẫn không quá vượt trội. Trong khi, nếu thay đổi thẻ chip, chi phí đổi thẻ cho gần 90 triệu người tham gia BHYT khoảng 4.500 tỷ đồng. Sau khi cân nhắc giữa chi phí và lợi ích, chúng tôi đã báo cáo Chính phủ và được chấp thuận tạm thời chưa đổi thẻ BHYT từ chất liệu giấy sang thẻ nhựa có gắng chip”, ông Liệu nói.

Theo ông Liệu, đầu năm 2021, Bảo hiểm xã hội VN đã triển khai bảo hiểm xã hội số VssID, hướng người dùng đăng ký tài khoản giao dịch điện tử, tích hợp thông tin cá nhân, lịch sử khám chữa bệnh...

Thời gian tới, cơ quan này sẽ thống nhất với Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể cho người tham gia khi khám chữa bệnh được dùng mã VssID thay cho thẻ giấy. Hiện chỉ người dân 10 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng lũ lụt năm 2020 gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum được thụ hưởng chính sách này, theo VnExpress.

anh-1-7294-1616578516.jpg
Ông Trần Đình Liệu, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế mới, sáng 24/3. Ảnh: HP

Hiện có hơn 86,5 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ trên 88,6% dân số. Mục tiêu năm 2025 trên 95% dân số có bảo hiểm y tế.

Về đổi thẻ BHYT theo mẫu mới từ 1/4, ông Liệu cho biết, do thông tin chủ thẻ đã được tích hợp lên hệ thống dữ liệu của ngành, nên không cần thiết phải in nhiều thông tin lên thẻ. Ngoài ra, thẻ BHYT hiện hành chữ ký và con dấu cấp theo BHXH từng địa phương, dẫn tới khó khăn khi người dân xin cấp mới do mất, hỏng, thay đổi thông tin.

Mẫu thẻ BHYT mới sử dụng thống nhất con dấu và chữ ký của BHXH Việt Nam, người dân khi xin cấp lại thẻ BHYT có thể tới bất kể cơ quan BHXH, hoặc đại lý của BHXH trên cả nước đều được (thay vì thẻ BHYT được cấp ở đâu chủ thẻ phải tới đó để đổi, xin cấp lại như hiện nay).

Cũng theo BHXH Việt Nam, hiện cả nước có gần 87 triệu người tham gia BHYT, từ năm 2018, thẻ BHYT được cấp 1 lần để sử dụng lâu dài, không còn hạn sử dụng và không cấp lại hàng năm. Hiện, mỗi năm số lượng thẻ BHYT cấp mới, cấp đổi khoảng 10 triệu thẻ, chi phí khoảng 2,5 tỷ đồng.

Dù đổi sang mẫu thẻ BHYT mới từ 1/4, nhưng theo BHXH Việt Nam, địa phương còn phôi thẻ mẫu cũ vẫn tiếp tục cấp đổi tới khi hết mới đổi sang mẫu mới; chỉ đổi với người xin cấp lại thẻ do mất, hỏng, thay đổi thông tin, hoặc có nhu cầu đổi sang mẫu mới. Do đó, thẻ BHYT theo mẫu hiện hành còn hạn sử dụng người dân vẫn tiếp tục dùng khám chữa bệnh và thanh toán BHYT bình thường, không bắt buộc phải đổi sang mẫu mới.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement